Lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã bắt đầu hội nghị hai ngày (3 và 4/11), tại thành phố Cannes của Pháp, nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và xem xét chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Nicolas Sarkozy của Pháp, nước đang đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên G20, hy vọng hội nghị sẽ đạt được thỏa thuận trong một số vấn đề kinh tế, đặc biệt giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ đang hoành hành tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), gây tác động xấu tới sự bình ổn của nền kinh tế thế giới.
Trước đó, phát biểu tại cuộc họp báo chung với ông Sarkozy sau khi tới Pháp dự hội nghị, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định nhiệm vụ quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo G20 tại hội nghị lần này là tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, trong đó cứu Hy Lạp thoát khỏi bờ vực phá sản là ưu tiên hàng đầu.
Ông Obama nhất trí với ông Sarkozy rằng Liên minh châu Âu (EU) đã có những bước đi quan trọng nhằm đạt được giải pháp tổng thể cho cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp, song hội nghị lần này là diễn đàn để các nước thảo luận thêm các biện pháp thực thi kế hoạch giải cứu châu Âu một cách tổng thể và dứt khoát.
Ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục là một đối tác của châu Âu trong nỗ lực giải quyết những khó khăn hiện nay tại châu lục già.
Trên cương vị Chủ tịch G20 và chủ trì hội nghị, Tổng thống Sarkozy kêu gọi Mỹ đóng vai trò đi đầu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng như giải quyết cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, một trong những nhân tố chính tác động đến tốc độ phục hồi kinh tế thế giới.
Trong nỗ lực con thoi nhằm đạt được sự đồng thuận tại hội nghị G20, ngày 2/11, tại thành phố Canne, Tổng thống Pháp Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc gặp thượng đỉnh khuôn khổ hẹp bàn về tình hình Hy Lạp, với sự tham gia của Chủ tịch thường trực Liên minh châu Âu (EU) Herman van Rompuy, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso, người đứng đầu Nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro Jean-Claude Juncker, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde và Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou.
Ông Sarkozy và bà Merkel muốn nhân dịp hội nghị G20 huy động sự ủng hộ quốc tế đối với kế hoạch cứu trợ tài chính của châu Âu dành cho Hy Lạp, trong đó có khả năng đóng góp tài chính của những nước có dự trữ ngoại tệ lớn như Trung Quốc, Brazil và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, lãnh đạo hai nền kinh tế lớn nhất châu Âu khẳng định Athens sẽ chỉ nhận được gói cứu trợ tiếp theo của châu Âu một khi nước này chấp nhận đáp ứng những cam kết đã đưa ra.
Hy Lạp đang đứng trước nguy cơ phải ra khỏi Khu vực đồng tiền chung châu Âu nếu không giải quyết được cuộc khủng hoảng nợ hiện nay và ông Sarkozy khẳng định Hy Lạp phải tự quyết định liệu họ có muốn tiếp tục hành trình với châu Âu không./.
Ngày 2-11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon đã bất ngờ đến Libya trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới quốc gia Bắc Phi này kể từ khi xảy ra cuộc nổi dậy lật đổ nhà lãnh đạo kỳ cựu Muammar Gaddafi.
Syria hôm 1.11 cho biết đã đạt thỏa thuận với Ủy ban cấp bộ của Liên đoàn Ả Rập (AL) có nhiệm vụ tìm cách chấm dứt 7 tháng bạo lực ở Syria và khởi động cuộc đối thoại giữa Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phe đối lập.
Nga có thể thực thi các biện pháp "mang tính quân sự" nếu những phản đối của Mátxcơva đối với hệ thống phòng thủ tên lửa đã được lên kế hoạch của NATO không được lưu ý - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói trên nhật báo Serbia phát hành ngày 1/11.
Trong lúc nguy nan nhất vì lũ lụt, người dân Thái Lan - “đất nước của những nụ cười” - vẫn biết cách để giữ cho mình và giúp những người xung quanh giữ lại niềm lạc quan và nụ cười vốn có.
Ngày 1/11, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Mátxcơva sẽ phản đối hành động can thiệp quân sự kiểu như Libya đối với chế độ Syria, quốc gia đang chật vật đối phó trước các cuộc biểu tình dân chủ kéo dài nhiều tháng qua.
Ngày 30.10, nhóm Hồi giáo Jihad ở Dải Gaza đã đề xuất ngừng bắn nếu quân đội Israel cũng ngừng bắn. Jihad là nhóm cầm đầu chiến dịch bắn tên lửa vào Israel suốt tuần qua.