Bán đảo Crimea đang trở thành tâm điểm nóng nhất trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Một số trang cá nhân và kênh truyền hình “Nước Nga 24” cho biết binh sĩ Ukraine đang di chuyển từ phía Tây về hướng Đông– Đông Nam với đích đến cuối cùng là Cộng hòa tự trị Crimea, nơi sẽ diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập với Nga.
Theo các nhân chứng, một số đơn vị xe bọc thép và xe tải chở lính đang hành quân từ khu vực ngoại ô Zhytomyr về hướng Perekov thuộc Crimea. Hiện đoàn quân đã ra khỏi thành phố Lvov.
Tuy nhiên, quyền Bộ Quốc phòng Ukraine Ukraine Ihor Tenyukh đã bác bỏ thông tin trên, đồng thời cho biết các hoạt động di chuyển quân nằm trong khuôn khổ các cuộc tập trận đang được tiến hành.
“Không có lực lượng vũ trang nào di chuyển hay đến Crimea. Họ đang làm công việc định kỳ mà lực lượng vũ trang luôn làm", ông Tenyukh cho biết.
Các thông tin trái chiều xuất hiện sau khi Thủ tướng lâm thời của Ukraina Arseniy Yatsenyuk tuyên bố Kiev sẽ “không nhượng một tấc đất” thuộc lãnh thổ của Ukraine, ám chỉ việc chính quyền Crimea sẽ tiến hành trưng cầu dân ý vào ngày 16/3 để quyết định tương lai sẽ ở lại với Kiev hay sáp nhập vào Nga.
Theo kế hoạch, ông Yatsenyuk sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama ở thủ đô Washington vào thứ Tư tới để thảo luận về tình hình bế tắc ở Crimea, một bán đảo chiến lược ở cực Nam Ukraina với đa số người dân nói tiếng Nga.
Một nhà lập pháp Nga tuyên bố điện Kremlin đã quyết định dành 1,1 tỷ USD để tái thiết cơ sở hạ tầng công nghiệp của Crimea nếu bán đảo này sáp nhập Nga sau cuộc trưng cầu dân ý sắp tới. Lãnh đạo nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Đức, coi cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea là vi hiến. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng đây là việc làm hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và nước Nga tôn trọng quyền tự quyết của người dân Crimea.
Có tin, lực lượng Nga cũng đang siết chặt quyền kiểm soát bán đảo này, nơi đặt đại bản doanh Hạm đội Biển Đen của Nga.
Trong khi đó, hàng chục nghìn người dân Crimea đã đổ quảng trường Lenin ở trung tâm thủ phủ Simferopol của Crimea trong ngày 9/3 tham gia cuộc mít tinh lớn ủng hộ việc sáp nhập vào Nga. Cuộc tuần hành diễn ra trong không khí hòa bình trước sự giám sát của cảnh sát địa phương.
Theo Dantri
Chính quyền Trung Quốc mới thông qua khoản ngân sách 10 tỉ nhân dân tệ (1,6 tỉ USD) trong năm nay để tặng thưởng cho các thành phố và khu vực tạo được đột phá trong kiểm soát ô nhiễm không khí.
Ngoại trưởng Mỹ hôm qua đã kêu gọi hai đồng minh ở Đông Bắc Á khép lại quá khứ và hướng tới tương lai để cải thiện quan hệ song phương vì sự ổn định trong khu vực.
Ngày 7-3, tổng cộng 83 người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, đã được đưa ra khỏi khu vực do lực lượng kiểm soát trong khu phố cổ ở thành phố Homs theo một thỏa thuận nhân đạo mà chính phủ Syria và LHQ vừa đạt được một ngày trước đó.
Sáng 28-1, một chiếc va-li đang trên băng tải từ quầy làm thủ tục xuất cảnh của hãng hàng không Bangkok tại sân bay Suvarnabhumi để đưa lên máy bay đi Campuchia thì bị bốc cháy.
Ngày 17-1, tại thủ đô Moscow của Nga, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem cho biết chính quyền Damascus chuẩn bị đề xuất trao đổi tù binh với lực lượng nổi dậy. Ông cũng đã thảo luận với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov về một kế hoạch ngừng bắn tại thành phố Aleppo,
Thượng viện Mỹ ngày 6-1 đã phê chuẩn bà Janet Yellen làm người đứng đầu tiếp theo của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED), thay thế ông Ben Bernanke, Chủ tịch sẽ mãn nhiệm vào ngày 31-1.