(HBĐT) - Sau hơn 7 năm thực hiện Quyết định số 669, ngày 28/4/2010 và Quyết định số 722, ngày 11/5/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch và quy chế luân chuyển sách pháp luật giữa tủ sách pháp luật (TSPL) của UBND với điểm Bưu điện - văn hóa (BĐ-VH) xã, đến nay, việc thực hiện luân chuyển sách cho thấy nhiều bất cập, hiệu quả hạn chế.


Nhân viên BĐ-VH xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) sắp xếp lại sách pháp luật đặt tại điểm BĐ-VH xã.

Xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) là 1 trong 6 đơn vị được chọn làm điểm thực hiện luân chuyển sách pháp luật giai đoạn đầu. Chị Nguyễn Thị Thạnh, nhân viên BĐ-VH xã cho biết: Những năm đầu, việc luân chuyển sách duy trì thường xuyên, thực hiện luân chuyển theo định kỳ 3 tháng 1 lần, thu hút nhiều người đến khai thác. Giữa bưu điện và tư pháp xã có sự phối hợp, lập sổ quản lý, theo dõi, cập nhật số sách luân chuyển, lượng người đến khai thác, tìm hiểu, thống kê rà soát, loại bỏ các loại sách cũ, luật hết hiệu lực thi hành. So với việc để sách tại TSPL của UBND thì việc chuyển sách ra điểm BĐ-VH thuận tiện hơn cho người dân xem, đọc sách. Tuy nhiên, đôi ba năm trở lại đây, việc luân chuyển sách ít thực hiện, năm 2016 thực hiện 1 lần, từ đầu năm đến nay chưa thực hiện lần nào. Hiện tại điểm BĐ-VH xã có khoảng hơn 40 đầu sách pháp luật, người đến khai thác cũng rất ít. Mặt khác, theo quy định, điểm BĐ-VH xã được hỗ trợ 50.000 đồng/tháng để phục vụ việc quản lý, khai thác sách pháp luật nhưng từ khi thực hiện đến nay cũng chưa được chi trả.

Chị Trần Thị Bình, cán bộ tư pháp xã Thống Nhất cho biết: Do số người đến khai thác tại điểm BĐ-VH xã ngày càng ít nên không tiếp tục luân chuyển sách. Số sách đã luân chuyển giữ tại điểm BĐ-VH, đồng thời tại UBND xã vẫn có TSPL phục vụ nhu cầu khai thác, tìm hiểu của cán bộ, công chức, nhân dân.

Những năm qua, TSPL được xem là kênh tuyên truyền, phổ biến pháp luật hữu hiệu. Năm đầu triển khai việc luân chuyển sách mỗi xã được cấp 2 triệu đồng để bổ sung đầu sách pháp luật. Hàng năm, các xã, thị trấn dành kinh phí bổ sung sách pháp luật mới. Thị trấn Cao Phong (Cao Phong) là địa bàn trung tâm, không có điểm BĐ-VH nên việc luân chuyển sách được thực hiện với Trung tâm học tập cộng đồng. Hiện thị trấn có 3 TSPL của UBND xã, Trung tâm học tập cộng đồng và Hội Phụ nữ. Ngoài ra, thị trấn xây dựng 6 TSPL tại 6 khu dân cư, 1 ngăn sách pháp luật tại nhà văn hóa khu 7. Tủ sách tại UBND có gần 800 đầu sách, các tủ còn lại có từ 50 - 200 đầu sách các loại. Hàng năm, mỗi tủ sách được bổ sung 1 lần từ 10 - 15 đầu sách, thực hiện rà soát loại bỏ sách hết hiệu lực.

Anh Nguyễn Đức Thủy, cán bộ tư pháp thị trấn Cao Phong cho biết: Thị trấn là 1 trong 2 đơn vị làm điểm của huyện về thực hiện luân chuyển sách pháp luật. Thời gian đầu thực hiện nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, nhiều người đến đọc, mượn sách; việc luân chuyển có sổ quản lý, theo dõi, cập nhật người mượn sách. Tuy vậy, với sự phát triển của internet và các phương tiện truyền thông hiện đại, việc khai thác thông tin qua tủ sách pháp luật ngày càng giảm. Thông qua môi trường mạng, người có nhu cầu dễ dàng tìm hiểu, tra cứu thông tin cần biết một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn so với việc tra cứu một quyển sách luật mà không biết ở mục nào, trang nào, mất nhiều thời gian tìm kiếm. Qua kiểm tra hàng quý, số lượng người đọc ít, 1 năm có khoảng trên 300 người đến khai thác. Từ năm 2017, việc luân chuyển sách hạn chế do nguồn sách của các tủ sách gần như nhau, trường hợp thiếu ở lĩnh vực nào mới có sự trao đổi qua lại giữa các tủ sách.

Chị Nguyễn Thị Nhung, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Cao Phong cho rằng, trước đây BĐ-VH xã là điểm để bà con giao dịch điện thoại, thư tín, đọc sách, báo các loại nên thu hút đông người, việc luân chuyển sách pháp luật ra BĐ-VH xã là hợp lý, khi bà con đến giao dịch thuận tiện xem luôn sách pháp luật. Trong điều kiện hiện nay internet phát triển, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại phổ cập, khi cần tìm kiếm thông tin có thể tra cứu được ngay, người dân ít giao dịch tại điểm BĐ-VH xã nên việc luân chuyển sách pháp luật không đạt hiệu quả như trước. Bên cạnh đó, không có nguồn kinh phí riêng cho hoạt động mua sách pháp luật mà trích từ nguồn cấp chung cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị nên việc bổ sung sách mới phần nào bị hạn chế. Thực hiện Công văn số 501, ngày 29/3/2017 của Sở Tư pháp về việc nâng cao hiệu quả xây dựng, quản lý, khai thác TSPL, Phòng có công văn đề nghị cơ sở duy trì hoạt động luân chuyển, trao đổi sách, tài liệu pháp luật giữa TSPL cấp xã với các thiết chế văn hóa cơ sở.

Đồng chí Bùi Văn Vình, Phó Giám đốc Sở Tư pháp đánh giá: Đúng là những năm gần đây với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng nên số người khai thác tại TSPL giảm, công tác luân chuyển sách pháp luật giữa TSPL của UBND xã và điểm BĐ-VH xã có nhiều bất cập, hạn chế. Tuy vậy, TSPL vẫn là kênh truyền tải kiến thức pháp luật đến cho người dân cần tiếp tục được quan tâm đầu tư hợp lý, thường xuyên kiểm tra, rà soát bổ sung các sách pháp luật mới. Cơ sở cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân về TSPL, các loại sách được trang bị tại tủ sách để nhân dân biết, tạo thuận lợi cho việc tra cứu, tìm hiểu khi có nhu cầu.


                                                                       Hà Thu


Các tin khác


Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục