Liên quan tới khoản tiền gần 200 tỷ đồng chăm sóc khách hàng của OceanBank mà Nguyễn Xuân Sơn đã khai nhận đưa cho nguyên Kế toán trưởng PVN, ông Quỳnh thừa nhận có nhận tiền từ Nguyễn Xuân Sơn nhưng tổng số tiền chỉ là 20 tỷ đồng.

Ngày 21-6, sau nửa ngày tạm dừng, phiên tòa phúc thẩm xét xử ông Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) và 6 bị cáo trong vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan tới việc gây thiệt hại 800 tỷ đồng của PVN đầu tư vào Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) tiếp tục phần xét hỏi.

Trước tòa, bị cáo Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng, kiêm Trưởng ban Tài chính PVN) thừa nhận bản thân đã trực tiếp tham gia vào việc góp vốn (100 tỷ đồng) lần thứ 3 của PVN vào OceanBank.

Theo ông Quỳnh, trong quá trình góp vốn này, bản thân đã nhận tài liệu, báo cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng giám đốc PVN) và chỉ đạo chuyên viên thực hiện việc soạn thảo các văn bản 124, 131 trình cấp trên ký để HĐTV của PVN ra Nghị quyết 4266 điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ của OceanBank.

Ông Quỳnh cũng khai nhận trong văn bản báo cáo gửi Nguyễn Xuân Sơn nêu rõ nguồn vốn chủ yếu lấy từ phần chia cổ tức. Trong các văn bản ông Quỳnh ký đều đề nghị HĐTV phê duyệt cho phép được góp vốn, trong đó có việc ký ủy nhiệm chi 100 tỷ đồng. 


Bị cáo Ninh Văn Quỳnh tại tòa 

Tiếp tục trả lời Hội đồng xét xử, ông Quỳnh cho biết, vào thời điểm đề xuất chuyển tiền, tăng vốn điều lệ của PVN 100 tỷ đồng vào OceanBank, bản thân có biết HĐTV PVN đã có nghị quyết phê duyệt thông qua phương án sản xuất kinh doanh đầu tư ra ngoài và không đề cập phương án tăng vốn điều lệ cho OceanBank.

Lý giải việc này, nguyên Kế toán trưởng PVN cho rằng, do năng lực chuyên môn bản thân còn hạn chế nên không phát hiện việc Ban tổng giám đốc và HĐQT PVN góp vốn vào OceanBank có sai phạm, đặc biệt từ năm 2008 đến 2011, thời điểm PVN bị thanh tra, kiểm tra cũng không có văn bản báo cáo lên cơ quan tài chính cấp trên theo quy định Luật Kế toán.

Hơn nữa, tại thời điểm đề xuất góp vốn và ký chuyển tiền khi Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1-1-2011, bản thân không tham mưu, đề xuất với Ban tổng giám đốc, HĐTV của PVN.

Đáng chú ý, liên quan tới khoản tiền gần 200 tỷ đồng chăm sóc khách hàng của OceanBank mà Nguyễn Xuân Sơn đã khai nhận đưa cho nguyên Kế toán trưởng PVN, ông Quỳnh thừa nhận có nhận tiền từ Nguyễn Xuân Sơn nhưng tổng số tiền chỉ là 20 tỷ đồng.

Lý giải về việc nhận số tiền rất lớn như vậy, ông Quỳnh cho rằng số tiền này không phải được lấy từ số tiền OceanBank chia cho PVN và việc bị cáo Sơn đưa tiền cho Quỳnh là để tạo điều kiện cho OceanBank hoạt động tốt hơn.

Ông Quỳnh thừa nhận, sau khi nhận tiền từ Sơn đưa đã không nộp cho PVN mà sử dụng vào mục đích cá nhân, trong đó chi một phần gửi tiết kiệm, cho con đi du học, mua nhà, mua xe.

Tiếp tục trình bày về lý do kháng cáo, bị cáo Ninh Văn Quỳnh cho rằng, bản thân chỉ tham gia trực tiếp vào lần góp vốn thứ 3 và đã đưa ra những chứng cứ ngoại phạm nhưng không được cấp sơ thẩm xem xét.

Đối với hành vi nhận tiền từ Nguyễn Xuân Sơn, ông Quỳnh thừa nhận đã chiếm đoạt nhưng đã thành khẩn khai báo, hối hận và gia đình cũng đã khắc phục hoàn toàn.

Trong khi đó, trả lời HĐXX phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tiếp tục khẳng định đã đưa cho Ninh Văn Quỳnh 180 tỷ đồng, trong đó có 1 căn hộ chung cư đứng tên con trai của Quỳnh.

Tiền mua nhà này được Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch HĐQT OceanBank) trừ vào số tiền lẽ ra phải đưa ông Sơn để chăm sóc khách hàng. Bị cáo Sơn cũng cho biết, số tiền đưa cho Quỳnh là để chăm sóc khách hàng với ý nghĩa nâng cao mối quan hệ giữa OceanBank và khách hàng.

Trước đó, trong bản án sơ thẩm, bị cáo Ninh Văn Quỳnh đã bị tuyên phạt 7 năm tù về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và 16 năm tù về tội "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Tổng hợp hình phạt buộc bị cáo Ninh Văn Quỳnh chấp hành hình phạt chung cho hai tội là 23 năm tù. 

 

                TheoSGGP

Các tin khác


Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Công an xã Kim Bôi: Bám địa bàn, giữ ổn định an ninh trật tự ở cơ sở

Xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi có địa bàn rộng, dân số đông, trước đây xã nổi lên các vấn đề liên quan đến ma túy, trộm cắp tài sản, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự (ANTT). Để làm tốt công tác ngăn ngừa, đấu tranh với tội phạm, xây dựng địa bàn an toàn, ngoài việc phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, UBND xã chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật.

Xã Đồng Tân: Vững vàng thế trận an ninh

Xã Đồng Tân (Mai Châu) nằm trên quốc lộ 6, tiếp giáp với 5 xã của huyện Mai Châu và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Xã có tổng diện tích 39,09km2, 2.694 nhân khẩu, sinh sống tại 11 xóm, dân cư phân bố rải rác, không tập trung. Nhờ lợi thế địa hình, Đồng Tân có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế, kết nối khu vực hình thành các chuỗi liên kết, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng đã tạo ổn định chính trị và tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục