(HBĐT) - Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người, Việt Nam đã tham gia phê chuẩn 21/189 công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) liên quan đến việc đảm bảo quyền của người lao động. Đây là mức độ cam kết rất cao, thể hiện nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong điều kiện KT -XH còn nhiều khó khăn.

Quyền có việc làm và được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng thù lao công bằng, hợp lý là một nhóm quyền cơ bản liên quan đến lĩnh vực lao động, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, được đảm bảo điều kiện lao động hợp lý, được trả thù lao hợp lý, được đình công, quyền được nghỉ ngơi…

Cụ thể hóa quyền có việc làm, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp trong các Công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia, trong hệ thống pháp luật Việt Nam như Hiến pháp, Bộ luật Dân sự và Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại... đều ghi nhận quyền làm việc và tự do lựa chọn việc làm của cá nhân.

Quyền lao động là một trong những quyền cơ bản của con người và việc bảo đảm quyền lao động cho công dân là một trong những tiêu chí đánh giá sự tiến bộ của chế độ xã hội.

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục hoàn thiện và quy định đầy đủ về quyền được có việc làm này tại Điều 35: "Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Người làm công ăn lương, được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”.

Để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện quyền được lao động của người dân, Nhà nước đã ban hành Bộ luật Lao động, cụ thể hóa quyền có việc làm, quyền tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp của người lao động. Bộ luật Lao động cũng là công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định.

Khoản 1, Điều 5, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về quyền có làm việc, tự do lựa chọn việc làm, được hưởng thù lao: "(1). Người lao động có các quyền sau đây: a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử; b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể…”.

Điều 10, Bộ luật Lao động quy định về quyền làm việc của người lao động: "(1) Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. (2) Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khoẻ của mình”.

Điều 11, Bộ luật Lao động quy định: "người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh”.

Điều 12, Bộ luật Lao động quy định " (1) Nhà nước xác định chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong kế hoạch phát triển KT -XH 5 năm, hằng năm. Căn cứ điều kiện KT -XH trong từng thời kỳ, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề. (2) Có chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các chính sách khuyến khích để người lao động tự tạo việc làm; hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ, lao động là người khuyết tật, lao động là người dân tộc ít người để giải quyết việc làm. (3) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động. (4) Hỗ trợ người sử dụng lao động, người lao động tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động ở nước ngoài. (5) Thành lập Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và thực hiện các hoạt động khác theo quy định của pháp luật”.

Điều 13, Bộ luật Lao động quy định rõ về Chương trình việc làm. (1) UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.ư xây dựng chương trình việc làm của địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định. (2) Cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và người sử dụng lao động khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia thực hiện chương trình việc làm.

Đồng thời, Nhà nước cũng đề ra hàng loạt các chương trình KT -XH to lớn như: Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm với những hoạt động: thực hiện quỹ quốc gia tạo việc làm; thành lập các ngân hàng người nghèo; giao quyền sử dụng ruộng đất để khuyến khích trồng rừng, chương trình hỗ trợ đánh bắt xa bờ...

Bên cạnh đó, để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh để tạo việc làm cho người lao động, Nhà nước cũng ban hành một hệ thống chủ trương, chính sách thông thoáng thu hút sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nước ngoài nhằm tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho những người trong độ tuổi lao động đều có thể thực hiện quyền lao động của mình. Các công ty xuyên quốc gia, các công ty liên doanh xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam, giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động, giúp người lao động có thu nhập ổn định cuộc sống cho bản thân và đóng góp công sức cho sự phát triển kinh tế đất nước…

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Bộ luật Lao động cũng đưa ra các quy định về hợp đồng lao động, hình thức hợp đồng lao động, nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng lao động và phương thức giải quyết tranh chấp lao động…

Điều 194, Bộ luật Lao động quy định về nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động như sau " (1) Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động. (2) Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật. (3) Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật. (4) Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. (5) Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội…”.

Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền có việc làm và tự do lựa chọn việc làm của người lao động đã tạo cơ sở pháp và các thiết chế cần thiết để cá nhân thực hiện tốt các quyền của mình, vừa tạo ra của cải cho xã hội, vừa đảm bảo cho đời sống cá nhân theo hướng no ấm, giàu có và hạnh phúc.


Mai Huệ Sở Tư phaùp (tổng hợp)


Các tin khác


Truy tố nguyên thượng tá công an lừa đảo 24 tỉ đồng

Mặc dù không có khả năng "chạy" trường, "chạy" việc, nhưng một phó phòng Công an tỉnh Đắk Lắk đã đưa thông tin gian dối để chiếm đoạt nhiều người với tổng số tiền lên đến hơn 24 tỉ đồng.

Triệt phá đường dây đánh bạc trực tuyến mùa World Cup

Chiều 22/6, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) phối hợp với Công an Thành phố Hồ Chí Minh triệt phá một đường dây đánh bạc trực tuyến quy mô hàng trăm tỷ đồng khi World Cup đang diễn ra.

Huyện Lương Sơn xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, trên địa bàn huyện Lương Sơn xảy ra 69 vụ phạm pháp hình sự, tăng 7 vụ so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 63 vụ, chết 11 người, bị thương 21 người, thiệt hại tài sản khoảng hơn 1 tỷ đồng (tăng 5 vụ so với cùng kỳ năm 2017). Một số án xảy ra nhiều như:

Trong 6 tháng tăng hơn 8 nghìn vụ vi phạm pháp luật hành chính

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra và phát hiện gần 22 nghìn vụ vi phạm hành chính. Cơ quan chức năng đã xử phạt trên 21 nghìn vụ với gần 22 nghìn đối tượng, thu ngân sách Nhà nước trên 25 tỷ đồng.

Toàn tỉnh xảy ra 46 vụ phạm pháp hình sự

(HBĐT) - Theo Công an tỉnh, trong tháng 5 vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 46 vụ phạm pháp hình sự. Trong đó, tội phạm về TTXH xảy ra 39 vụ, tăng 6 vụ so với tháng trước gồm: 1 vụ giết người; 2 vụ cướp giật tài sản; 2 vụ hiếp dâm người dưới 16 tuổi; 3 vụ hiếp dâm; 11 vụ cố ý gây thương tích; 18 vụ trộm tài sản; 1 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; 1 vụ đánh bạc. Hậu quả, bị thương 12 người, tài sản thiệt hại khoảng 556 triệu đồng. Cơ quan chức năng đã điều tra khám phá làm rõ 29 vụ, 73 đối tượng, thu giữ 591 triệu đồng.

Đảm bảo an ninh trật tự ở xã vùng cao Yên Thượng

(HBĐT) - Là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong, xã Yên Thượng có 515 hộ, 2.228 khẩu được chia thành 12 xóm, tiếp giáp với 5 xã của 3 huyện: Kim Bôi, Tân Lạc và Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục