Hai cựu Thiếu tướng, cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển Lê Văn Minh và Lê Xuân Thanh bị VKS Quân sự Trung ương đề nghị mức án 15-17 năm tù về tội "Nhận hối lộ".


Các bị cáo ngồi nghe đại diện VKS đọc bản luận tội sáng 14/7 (Ảnh: Dân trí)

Sáng 14/7, phiên tòa xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ buôn lậu gần 200 triệu lít xăng RON 95-III chuyển sang phần tranh luận. Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã trình bày bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.

Bản luận tội nêu rõ, vì động cơ vụ lợi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, Phùng Danh Thoại đã đồng ý góp vốn 5 tỷ đồng cùng với Đào Ngọc Viễn (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại Dương Hải Phòng) và Phan Thanh Hữu (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Phan Lê Hoàng Anh) để buôn lậu xăng, xuất bán sang Campuchia. Quá trình góp vốn, bị cáo Thoại đã tham gia buôn lậu hơn 198 triệu lít xăng RON 95-III, có giá trị gần 2.800 tỷ đồng. Thông qua hoạt động buôn lậu từ tháng 9/2019 đến tháng 2/2021, Phùng Danh Thoại đã thu lợi tổng số tiền hơn 22 tỷ đồng.

Để việc buôn lậu xăng trên biển được thuận lợi, không bị các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện, bắt giữ, Phan Thanh Hữu cùng các đối tượng khác đã chi một khoản tiền lớn để mua chuộc, hối lộ các cán bộ cấp cao trong lực lượng Quân đội và Công an để những người này giúp đỡ, bao che, "bảo kê" cho hoạt động buôn lậu xăng của Hữu. Trong đó, Nguyễn Thế Anh đã nhận hối lộ của Hữu với số tiền 6,2 tỷ đồng và 560.000 USD, Lê Văn Minh nhận 6,9 tỷ đồng, Nguyễn Văn Hùng nhận hơn 6,3 tỷ đồng, Lê Xuân Thanh nhận 1,8 tỷ đồng, Nguyễn Thanh Lâm nhận hơn 1,3 tỷ đồng, Phạm Văn Trên nhận 1 tỷ đồng, Lưu Thế Đức nhận 400 triệu đồng, Sơn Hoàng Ngự nhận 450 triệu đồng, Lê Văn Phương nhận 360 triệu đồng…

Mặc dù nhận thức rõ việc Hữu chi tiền là nhằm đưa hối lộ cho Thế Anh, nhưng bị cáo Nguyễn Văn An (em họ bị cáo Thế Anh) vẫn cố ý giúp Thế Anh nhận tiền hối lộ của Hữu với số tiền 6,2 tỷ đồng và 560.000 USD. Hành vi của An là đồng phạm tội nhận hối lộ với vai trò là người thực hành giúp cho Thế Anh, phải chịu trách nhiệm hình sự sau Thế Anh.

Bị cáo Cao Phước Hoài (là anh họ của vợ An) được An nhờ 2 lần đi lấy tiền hối lộ từ Hữu với số tiền 200 triệu đồng và 60.000 USD. Khi biết việc này là vi phạm pháp luật, nhưng Hải đã không tố giác với cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, xử lý. Hành vi của Cao Phước Hoài đã đủ yếu tố cấu thành tội không tố giác tội phạm.

Ngoài ra, Viện Kiểm sát cũng xác định, để che giấu hành vi nhận hối lộ của mình, Nguyễn Thế Anh đã hướng dẫn, đưa tiền cho Anh đi trốn sang Lào trái phép. Hành vi của Thế Anh đã xâm phạm trật tự quản lý hành chính của nhà nước, cố tình che giấu hành vi phạm tội, đủ cơ sở cấu thành tội Đưa người khác trốn đi nước ngoài trái phép.

Đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, hầu hết các bị cáo trong vụ án đều có chức vụ cao trong lực lượng quân đội và công an, được giao chức năng, nhiệm vụ đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm nói chung và chống buôn lậu nói riêng. Nhưng vì động cơ vụ lợi, lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, các bị cáo này đã nhận tiền hối lộ của Hữu để giúp đỡ, bao che và "bảo kê" cho hoạt động vi phạm pháp luật, giúp nhiều tàu của Hữu buôn lậu xăng trót lọt, không bị phát hiện, bắt giữ và xử lý.

VKS quân sự Trung ương khẳng định, 14 bị cáo bị truy tố như cáo trạng là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

VKS đề nghị HĐXX tuyên bị cáo Phùng Danh Thoại phạm tội "Buôn lậu", phạt tù 7-9 năm tù;

Bị cáo Nguyễn Thế Anh chung thân về tội "Nhận hối lộ", 1-2 năm tù về tội "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép"; tổng hình phạt là chung thân.

Bị cáo Lê Văn Minh 15-17 năm tù về tội "Nhận hối lộ", cấm đảm nhiệm chức vụ 5 năm sau khi chấp hành xong án phạt;

Bị cáo Lê Văn Thanh 15 tù về tội "Nhận hối lộ", cấm đảm nhiệm chức vụ từ 3-5 năm sau khi chấp hành xong án phạt;

Bị cáo Nguyễn Văn An (em họ bị cáo Nguyễn Thế Anh) - bị đề nghị 17-18 năm tù về tội "Nhận hối lộ".

Bị cáo Nguyễn Văn Hùng - cựu Thượng tá, cựu Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Trường Long Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh - bị đề nghị 17 năm tù về tội "Nhận hối lộ", cấm đảm nhận chức vụ 3-5 năm sau khi chấp hành xong án phạt.

Bị cáo Phan Thị Xuân (vợ bị can Lê Xuân Thanh) - bị đề nghị 24-36 tháng tù treo về tội "Nhận hối lộ".

Bị cáo Nguyễn Thanh Lâm - cựu Trung tá, cựu Hải đội trưởng Hải đội 2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng - bị đề nghị 10-12 năm tù tội "Nhận hối lộ", cấm đảm nhận chức vụ 3-5 năm sau khi chấp hành xong án phạt.

Bị cáo Phạm Văn Trên - cựu Đại tá, cựu Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh - bị đề nghị 9-11 năm tù về tội "Nhận hối lộ", cấm đảm nhận chức vụ 3-5 năm sau khi chấp hành xong án phạt.

Bị cáo Sơn Hoàng Ngự - cựu Thượng úy, cựu nhân viên Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Trường Long Hòa, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh - bị đề nghị về 4-5 năm tù tội "Nhận hối lộ", cấm đảm nhận chức vụ 1- 3 năm sau khi chấp hành xong án phạt.

Bị cáo Lưu Thế Đức - cựu Thiếu tá, cựu Phó Đoàn trưởng Đoàn Trinh sát số 2, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển - bị đề nghị 4-5 năm tù về tội "Nhận hối lộ", cấm đảm nhận chức vụ 1- 3 năm sau khi chấp hành xong án phạt.

Bị cáo Lê Văn Phương, cựu Thượng tá, cựu Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Trà Vinh - bị đề nghị 3-4 năm về tội "Nhận hối lộ", cấm đảm nhận chức vụ 1- 3 năm sau khi chấp hành xong án phạt.

Bị cáo Phạm Hồ Hải - cựu Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải Cần Thơ tại Duyên Hải, Trà Vinh - bị đề nghị 7-8 năm tù về tội "Nhận hối lộ", cấm đảm nhận chức vụ 1- 3 năm sau khi chấp hành xong án phạt.

Bị cáo Cao Phước Hoài (lao động tự do) bị đề nghị 6-8 năm tù về tội "Không tố giác tội phạm".


Theo VTV.VN

Các tin khác


Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Công an xã Kim Bôi: Bám địa bàn, giữ ổn định an ninh trật tự ở cơ sở

Xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi có địa bàn rộng, dân số đông, trước đây xã nổi lên các vấn đề liên quan đến ma túy, trộm cắp tài sản, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự (ANTT). Để làm tốt công tác ngăn ngừa, đấu tranh với tội phạm, xây dựng địa bàn an toàn, ngoài việc phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, UBND xã chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật.

Xã Đồng Tân: Vững vàng thế trận an ninh

Xã Đồng Tân (Mai Châu) nằm trên quốc lộ 6, tiếp giáp với 5 xã của huyện Mai Châu và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Xã có tổng diện tích 39,09km2, 2.694 nhân khẩu, sinh sống tại 11 xóm, dân cư phân bố rải rác, không tập trung. Nhờ lợi thế địa hình, Đồng Tân có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế, kết nối khu vực hình thành các chuỗi liên kết, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng đã tạo ổn định chính trị và tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục