(HBĐT) - Đồng chí Hà Văn Ngân, Chủ tịch UBND xã Nà Mèo (Mai Châu) cho biết: “Đến thời điểm này, xã Nà Mèo mới đạt 9 chỉ tiêu NTM. Hạ tầng giao thông là vấn đề khiến cấp ủy, chính quyền xã trăn trở nhất. Tuy cách trung tâm huyện 10 km nhưng đường vào các xóm chủ yếu là đường rừng.

Học sinh trường tiểu học Nà Mèo (Mai Châu) hàng ngày vượt đường đất, dốc cao tới lớp.

 

Đi lại khó khăn khiến việc trao đổi, giao lưu buôn bán của nhân dân gặp nhiều trở ngại, sản phẩm nông sản thường xuyên bị ép giá. Trẻ em đến trường rất vất vả.  Thu nhập trung bình của người dân mới đạt 9,5 triệu đồng/ năm, vì vậy, việc huy động sức dân vào xây dựng các công trình NTM là “bài toán” nan giải. Do nguồn vốn có hạn nên xã ưu tiên những đoạn đường khó khăn nhất làm trước để bà con bớt cực nhọc hơn khi đi lại, đặc biệt là các em nhỏ tới trường”.

 

Theo chỉ dẫn, chúng tôi tới trường tiểu học Nà Mèo và điểm trường lẻ tại xóm Xô. Đường đi chủ yếu là đồi núi, nhiều dốc cao, mới được bê tông hóa một vài đoạn, nhiều nơi trơ sỏi, đá, ngay việc di chuyển bằng xe máy vào ngày nắng ráo cũng rất khó khăn.

 

Chị Lò Thị Thảo, giáo viên trường tiểu học Nà Mèo, dạy tại chi lớp xóm Xô cho biết: “Đối với học sinh ở Nà Mèo, giao thông khó khăn chính là trở ngại lớn nhất khi các em tới trường. Tôi được phân công đến chi xóm Xô, nơi xa xôi và khó khăn nhất của xã để dạy học. Vào mùa mưa  lũ phải  gửi lại xe máy đi bộ 3 km vào điểm trường diễn ra thường xuyên. Ngày mưa bão, đường rừng lầy lội, nhiều khi phụ huynh phải nghỉ việc cõng con đi học. Chỉ mong đường bê tông liên xã, liên thôn mau chóng hoàn thành để đi lại    dễ dàng, người dân bớt vất    vả hơn”.

 

Nằm trong vùng 135 của huyện, điều kiện KT-XH khó khăn, xã không có chợ, trường tiểu học chưa có bếp ăn bán trú, bữa trưa của học sinh chủ yếu là cơm, thức ăn đơn giản từ thực phẩm có do phụ huynh chuẩn bị sẵn từ nhà. Khó khăn là thế nhưng trong những năm gần đây, trường tiểu học Nà Mèo không có học sinh bỏ học giữa chừng. Tỷ lệ học sinh tiên tiến, xuất sắc và đạt thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp là niềm tự hào của thầy, trò nhà trường.

 

Hà Thị Thu Hường, học sinh lớp 5, trường tiểu học Nà Mèo cho biết: “Nhà em ở bản Nà Mo cách trường khoảng 2,5 km. Hàng ngày em đi bộ tới trường từ lúc 5h30’. Chị gái em học lớp  6, xa nhà hơn nên để kịp buổi học phải đi từ lúc chưa tới 5 giờ. Vào mùa mưa, đường khó đi, bố thường nghỉ làm rẫy để đưa 2 chị em đi học. Em mong sớm có đường tốt, đường đẹp để mỗi ngày đều có thể đến lớp đúng giờ”.

 

                                                                        Bùi Thơm (CTV)

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục