(HBĐT) - Sáp nhập các trường học trên địa bàn là chủ trương lớn nhằm tinh gọn đội ngũ cán bộ, giáo viên, tiết kiệm cơ sở vật chất... Xác định rõ những yếu tố này, 3 năm qua, huyện Lạc Thủy tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động triển khai, thực hiện và đạt được những kết quả nhất định.


Theo Quyết định số 1431, ngày 1/6/2016 của UBND tỉnh "Phê duyệt Đề án sắp xếp tổ chức các trường học dân tộc nội trú và các trường mầm non, TH&THCS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, huyện Lạc Thủy phải sáp nhập 10 trường, trong đó có 2 trường mầm non, 4 trường tiểu học và 4 trường THCS thành 1 trường mầm non, 4 trường TH&THCS. Thực hiện quyết định này, Phòng GD&ĐT huyện Lạc Thủy đã gấp rút xây dựng Đề án sáp nhập các trường trên địa bàn trình UBND huyện phê duyệt làm cơ sở thực hiện. Đề án được thẩm định, UBND huyện đã kịp thời ban hành các quyết định sáp nhập các trường TH&THCS trên cùng địa bàn thành lập các trường TH&THCS như: Trường TH&THCS xã Hưng Thi; trường TH&THCS xã Liên Hòa; trường TH&THCS xã An Lạc; trường TH&THCS xã Khoan Dụ. Hiện tại, toàn huyện có 46 trường (giảm 5 trường do sáp nhập trường tiểu học và THCS) và 1 Trung tâm GDTX.


Huyện Lạc Thủy quan tâm xây dựng cơ sở vật chất trường học ở vùng sâu, vùng xa. ảnh: Cô và trò trường mầm non xã An Lạc (Lạc Thủy) trong giờ tạo hình.

Đồng chí Nguyễn Thanh Long, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Lạc Thủy cho biết: Quá trình sáp nhập trường, phòng đã chủ động phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện sắp xếp, bố trí cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phù hợp với từng vị trí việc làm và phương án bố trí đối với các trường hợp dôi dư, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý. Vận động 3 phó hiệu trưởng nghỉ chế độ theo Nghị định số 108 của Chính phủ, điều động 1 hiệu trưởng, 1 phó hiệu trưởng đến trường còn thiếu; bố trí 5 nhân viên kế toán dôi dư làm nhân viên phục vụ; điều động 2 nhân viên y tế đến đơn vị khác theo định mức quy định. Trước khi tiến hành sáp nhập, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo Ban Giám hiệu các nhà trường, phối hợp chặt chẽ với Ban chấp hành Công đoàn các trườngtìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, nhân viên sau khi sáp nhập, từ đó bàn bạc, thống nhất các biện pháp tháo gỡ. Nhờ đó, trong quá trình sắp xếp không xảy ra những vấn đề nổi cộm, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều đồng thuận. Sau khi các trường sáp nhập, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo sắp xếp cơ sở vật chất phù hợp, hạn chế lãng phí, xuống cấp. Một mặt, tiến hành rà soát, tham mưu UBND huyện đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo quy mô trường sau sáp nhập, đầu tư trang thiết bị dạy học để giáo viên và học sinh phát huy hết khả năng giảng dạy và học tập. Theo đó, trong 2 năm (2016 - 2017), UBND huyện đã đầu tư 10,5 tỷ đồng xây dựng nhà hiệu bộ, phòng học, công trình phụ trợ; đầu tư 4 tỷ đồng mua thiết bị và bàn ghế cho các trường.

Về chuyên môn, Phòng GD&ĐT chỉ đạo thành lập khối các trường sau sáp nhập. Trong 2 năm đã tổ chức được 3 cuộc giao lưu chuyên môn khối các trường liên cấp, qua đó giúp Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên, nhân viên các trường có điều kiện học hỏi để vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ. Phân công rõ trách nhiệm các phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn từng cấp học, từng điểm trường. Thực hiện thông tin báo cáo hai chiều từ tổ chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường giúp hiệu trưởng nắm tình hình hoạt động của từng điểm trường một cách chính xác, kịp thời. Duy trì tốt sinh hoạt chuyên môn và đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đi sâu giải quyết những vấn đề cụ thể gắn với thực tế giảng dạy ở từng cấp học, từng điểm trường...

"Sau hơn 1 năm sáp nhập, với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt những giải pháp trên, các trường sau sáp nhập đã hoạt động bình thường, ổn định. Tâm lý phụ huynh học sinh, giáo viên ổn định, tin tưởng và thực hiện chủ trương của tỉnh. Các trường đảm bảo huy động trẻ ra lớp, duy trì tốt sĩ số học sinh và chất lượng giáo dục. Có 6 học sinh các trường sáp nhập đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp THCS đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, có 1 trường được Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh tặng cờ đơn vị dẫn đầu, 1 trường được UBND tỉnh tặng bằng khen đơn vị xếp thứ hai phong trào thi đua năm học 2016-2017” - Đồng chíNguyễn Thanh Long, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Lạc Thủy chia sẻ.


Thúy Hằng


Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục