Tiết mục biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. ảnh: V.T

Tiết mục biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. ảnh: V.T

(HBĐT) - Cách đây hơn 50 năm, ngày 13/9/ 1958, Bác Hồ đã đến thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc. Tại lớp học này, Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang, mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ (1).

 

Lời dạy càng nhắc nhở những thầy, cô giáo phải thấy được nhiệm vụ cao cả trong sự nghiệp trồng người. Bởi lẽ như người xưa đã nói: “Không thầy đó mày làm nên”, đó là sự khẳng định dứt khoát về vai trò của người thầy. Dù ngày nay có đầy đủ sách trong tay, có phương tiện nghe, nhìn hiện đại, người học trò vẫn rất cần sự chỉ bảo, hướng dẫn, uốn nắn của người thầy. Đó là phương pháp, là kỹ năng nghề nghiệp, là nghẹ thuật giáo dục của người thầy mà hơn tất cả là nhân cách của người thầy. Thầy đâu phải cầm tay chỉ việc mà là sự chỉ hướng, chỉ cách thức. Như vậy làm nhiệm vụ trồng người, thầy phải có cố gắng làm tròn nhiệm vụ (1).

 

Lời Bác dạy càng nhắc nhở những thầy, cô giáo phải thấy được nhiệm vụ cao cả trong sự nghiệp trồng người. Bởi lẽ như người xưa đã nói: “Không thầy đố mày làm nên”, đó là sự khẳng định dứt khoát về vai trò của người thầy. Dù ngày nay có đầy đủ sách trong tay, có phương tiện nghe, nhìn hiện đại, người học trò vẫn rất cần sự chỉ bảo, hướng dẫn, uốn nắn của người thầy. Đó là phương pháp, là kỹ năng nghề nghiệp, là nghệ thuật giáo dục của người thầy mà hơn tất cả là nhân cách của người thầy. Thầy đâu phải cầm tay chỉ việc mà là sự chỉ hướng, là cách thức. Như vậy làm nhiệm vụ trồng người, thầy phải có tầm hiểu biết, tri thức khoa học, đạo lý vềứ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Tôn sư trọng đạo luôn là bài học đạo lý và cũng là nét đẹp nhân văn truyền thống của dân tộc ta:

 

Muốn sang thì bắc cầu Kiều

 

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

 

Tư tưởng “trồng người” của Bác còn chỉ cho chúng ta mục tiêu mà nền giáo dục phải đạt tới, đó là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh. Bác luôn coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố đảm bảo cho sự thành công của cách mạng. Đó là con người phải được phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ. Vì vậy, người thầy phải chú trọng truyền đến cho học sinh mẫu người hoàn chỉnh mà ở đó, người thầy không thể vô can trước những lỗi lầm của học sinh mình.

 

Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã có một thời gian dạy học tại trường Dục Thanh - Phan Thiết. Tuy thời gian không dài nhưng những ngày dạy học, Bác đã khêu gợi ở học sinh cách học, sự tìm tòi. Khi học khắc sâu vào tâm hồn non nớt của trẻ một lòng yêu nước. Bác là nhà sư phạm lớn không những nêu ra những quan điểm mà còn chỉ ra nội dung cụ thể trong công việc “trồng người”. Nhưng trong công việc này đòi hỏi sự chịu đựng gian khổ, tinh thần trách nhiệm, sự kiên trì, vừa khoa học, vừa tinh tế mà Bác gọi một cách hình ảnh nhưng rất gần gũi mà dễ hiểu là “sự nghiệp trồng người”. Tư tưởng “trồng người” của Bác cho chúng ta thấy rõ vai trò của con người với sự hiểu biết, với năng lực đạo đức và phẩm chất chính trị trong sáng để phục vụ nhân dân. Bác xác định rõ chức năng của người thầy giáo: “Nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục” nhưng để thực hiện được vai trò vẻ vang của mình, trước hết: “Thầy giáo phải xứng đáng là thầy, thầy phải được lựa chọn cẩn thận vì không phải ai cũng làm được” (2).

 

Bác khẳng định vai trò của người thầy là phải có tâm hồn, kiến thức và sau cùng là phương pháp sư phạm. Tâm hồn của người thầy được xây dựng trên lòng yêu thương vô hạn, lòng quý mến và sự tôn trọng con người. Chính lòng tôn trọng đó là cội nguồn của mọi tình cảm cao đẹp, là khởi thủy của đạo đức. Lòng yêu thương của người thầy phải được gắn liền với sự tôn trọng con người. Những hành vi, cử chỉ đi ngược lại sự tôn trọng là xúc phạm đến sự nghiệp cao cả, sự nghiệp “trồng người”.

 

Tôn trọng con người theo tư tưởng của Bác Hồ là tiền đề của nền dân chủ. “Trong trường cần có dân chủ, dân chủ nhưng trò phải kính trọng thầy, thầy phải quý trò”(3).

 

Muốn làm tốt sự nghiệp “trồng người” thì lòng yêu thương, quý trọng con người là nền tảng của đạo đức, đòi hỏi người thầy phải không ngừng tự rèn luyện, tự cải tạo. Bác dạy: “Chúng ta cần phải chỉnh tâm, tu thân... muốn cải tạo xã hội thì phải cải tạo mình”(4).

 

Bác nêu tấm gương người thầy trong sự nghiệp “trồng người”: “Trẻ em như tấm gương trong sáng, thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu. Chính thầy giáo, cô giáo cũng phải tiến bộ về tư tưởng”(5).

 

Vinh dự của người thầy là thông qua dạy chữ để dạy người, nếu người thầy không phong phú nhiều mặt thì tác dụng đến người học sẽ bị hạn chế. Bác lại căn dặn: “Các thầy giáo, cô giáo phải tìm cách dạy, dạy cái gì, dạy thế nào để trò hiểu chóng, nhớ lâu, tiến bộ nhanh. Thầy dạy tốt, trò học tốt, đó là nhiệm vụ vẻ vang của thầy giáo”(6).

 

Người thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp “trồng người” là phải lấy lòng nhân ái mà cảm hóa học sinh, lấy kiến thức uyên thâm mà thu hút lòng hiếu học của học sinh. Vì sự nghiệp “trăm năm trồng người”, đó là một nhãn quan chính trị sâu sắc, chiến lược lâu dài về xây dựng con người của Bác, mãi mãi là lời dạy mà các thế hệ thầy giáo, cô giáo phải khắc sâu. Bởi lẽ mỗi người dù ở lứa tuổi nào, cương vị nào trong hành trình dài gian khổ đến hạnh phúc của mỗi người, trong trái tim lại không lung linh hình ảnh người thầy với những hiểu biết và những giá trị nhân văn cao cả.

 

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đội ngũ giáo giới cần làm một cách thiết thực “Vì lợi ích trăm năm trồng người”.

 

- 1. Hồ Chí Minh toàn tập, trang 222, tập 9.  

-  2, 3, 4, 5, 6 - Hồ Chí Minh bàn về giáo dục, trang 209, 296, 37, 101.

 

                                                                              Văn Song (T.T.V)

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục