Cơ sở trường lớp của trường tiểu học Miền Đồi (Lạc Sơn), xã vùng cao, vùng ĐBKK đã được cải thiện đáng kể. Trường đã có nhiều học sinh giỏi các cấp.

Cơ sở trường lớp của trường tiểu học Miền Đồi (Lạc Sơn), xã vùng cao, vùng ĐBKK đã được cải thiện đáng kể. Trường đã có nhiều học sinh giỏi các cấp.

(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn hiện có 29 xã, thị trấn, trong đó, có 14 xã thuộc diện vùng khó khăn, vùng ĐBKK. Tại những xã khó khăn: có 43 trường, 123 chi điểm trường với 525 nhóm, lớp (11.124 học sinh). Để triển khai thực hiện chương trình "năm giáo dục vùng khó khăn" năm 2013 và 2014, ngành đã tham mưu cho UBND huyện thành lập BCĐ gồm 23 thành viên; giao nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành thành viên, tăng cường công tác nắm tình hình tại cơ sở. Qua đó giúp huyện thấy được những điểm yếu, hạn chế thực chất về giáo dục vùng khó khăn, đồng thời có các giải pháp thực hiện.

 

Là cơ quan thường trực của BCĐ, ngành GD&ĐT huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hội nghị chuyên đề về “Năm giáo dục vùng khó khăn”; tham mưu để ban hành các văn bản chỉ đạo tại các trường. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 2 mặt vùng khó khăn, năm 2013, Ngành GD và các ngành đã tham mưu với UBND huyện ban hành quy chế điều động, luân chuyển 45 cán bộ lãnh đạo quản lý, giáo viên có trình độ chuyên môn, giáo viên dạy giỏi các cấp, tình nguyện đến công tác tại các trường vùng ĐBKK. Mặt khác, ngành cũng đã tổ chức được 71 buổi sinh hoạt chuyên đề ở các ngành học, cấp học; giao lưu kết nghĩa các trường, tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các trường vùng ĐBKK với tổng kinh phí 30 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường trên 11 tỷ đồng (nguồn kinh phí nhà nước trên 5,5 tỷ đồng, nguồn xã hội hoá trên 6 tỷ đồng) và xây mới 8 TTHTCĐ (20 tỷ đồng); huy động các tổ chức, đoàn thể và phụ huynh học sinh đóng góp đóng góp 2.261 ngày công... Trong quá trình thực hiện, Lạc Sơn đã thu hút nguồn đầu tư, chỉ đạo tốt việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, xây dựng 1 trường xã vùng ĐBKK, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, huyện hoàn thiện đề án, đề nghị Ngành GD&ĐT thẩm định, trình UBND tỉnh thành lập trường THCS và THPT tại 3 xã vùng cao của huyện. Với những giải pháp đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, sự nghiệp GD&ĐT các xã vùng ĐBKK đã có nhiều khởi sắc đáng mừng. Đối với ngành học MN, tỷ lệ huy động trẻ đạt 26%, tăng 2,5% so với năm học trước. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đạt 100% trong độ tuổi ra lớp và 100% trẻ được khám định kỳ 2 lần/năm và được theo dõi sức khoẻ. Trẻ nhà trẻ và mẫu giáo ăn bán trú tăng từ 22-24%. Trẻ nhà trẻ SDD thể nhẹ cân giảm 2%, thể thấp còi giảm 2,5%. Trẻ mẫu giáo SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi giảm còn 2,5%. Chất lượng giáo dục ở cấp tiểu học và bậc THCS ở các trường vùng khó khăn ngày càng được cải thiện. Ở cấp tiểu học, tỷ lệ đạt loại giỏi môn tiếng Việt và môn toán chiếm 27,2%(khá đạt 33,1%); về hạnh kiểm 100% em đều đạt yêu cầu. Đối với cấp THCS, số em có học lực từ khá trở lên đạt 35,1% và hạnh kiểm từ khá trở lên chiếm 98%. Có nền tảng giáo dục đại trà khá vững, chất lượng mũi nhọn cũng có nhiều chuyển biến đáng kể. Đã có 120 học sinh tiểu học và THCS đạt học sinh giỏi cấp huyện, 77 học sinh viết chữ đẹp, 21 học sinh giỏi cấp tỉnh và 6 học sinh đoạt giải trong kỳ giao lưu tiếng Việt của chúng em cấp tỉnh. Đội ngũ giáo viên các trường vùng khó khăn cũng ngày càng chứng tỏ được khả năng của mình với 165 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 6 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 1 giáo viên dạy giỏi cấp Bộ GD&ĐT. Năm học 2013-2014 đã có 1 giáo viên trường vùng khó khăn đạt giải nhì cấp tỉnh ở bậc tiểu học. Tại các trường vùng khó khăn, các CVĐ, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai có kết quả tốt. Nhiều trường đã vươn lên đạt được nhiều kết quả tốt ở các lĩnh vực như 40/43 trường đạt chuẩn văn hoá, có 6 thư viện đạt chuẩn. Huyện đã tạo được sức mạnh nội lực trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh và đồng bào các dân tộc; đồng sức, đồng lòng tạo nên những diện mạo mới về giáo dục tại các xã vùng khó khăn. Đó là tiền đề quan trọng để năm 2014, Lạc Sơn đạt được các mục tiêu đã đề ra trong thực hiện “Năm giáo dục vùng khó khăn”.

 

 

 

                                                                           Bùi Huy

 

 

Các tin khác


Cần chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 từ sớm, không lơ là, chủ quan

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đã nhấn mạnh điều này tại cuộc họp phiên đầu tiên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú và tuyên dương học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024

Ngày 16/5, Sở GD&ĐT tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ XVI, năm 2023 và tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023 - 2024. Dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các đại biểu.

Nhiều bất cập với giáo viên được nêu trong dự thảo Luật Nhà giáo

Tại dự thảo Tờ trình gửi Chính phủ về dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT cho biết, thực tế đội ngũ nhà giáo còn có một số bất cập.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo đủ SGK cho năm học mới

Bảo đảm đủ sách giáo khoa (SGK) cho học sinh luôn là nhiệm vụ các nhà trường, địa phương đặc biệt quan tâm.

Những lưu ý trong tuyển sinh

Hiện nay, các trường đại học bắt đầu triển khai các phương thức xét tuyển sớm trong tuyển sinh năm 2024. Để hạn chế các sai sót, tạo thuận lợi cho thí sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) đã đưa ra các lưu ý để thí sinh, trường đại học và các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyển sinh đạt kết quả tốt nhất.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Quy định chức danh, chuẩn nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chức danh, chuẩn nhà giáo, chuẩn người đứng đầu cơ sở giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục