(HBĐT)- ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng bốn kịch bản đối phó với dịch viêm phổi cấp do virus corona, trong đó tính tới phương án thành lập bệnh viện dã chiến nếu phát hiện tới hơn một nghìn ca bệnh. Tuy nhiên, cần phải có sự hợp tác của người dân trong chống dịch để đạt được kết quả tốt nhất.


Cần sự phối hợp của người dân trong phòng chống dịch nCoV

(Ảnh minh họa).

Việt Nam chủ động chống dịch nCoV như thế nào?

Hiện nay, Bộ Y tế đang đi đúng hướng theo những phương pháp đã thành công trong phòng chống dịch SARS, phù hợp với phương pháp phòng dịch do Tổ chức Y Thế giới khuyến cáo. Việt Nam đang giám sát những ca bệnh, phát hiện sớm những người đi từ vùng dịch. Đồng thời, triển khai phác đồ điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, ngành y tế Việt Nam cũng đã triển khai biện pháp phòng ngừa lây nhiễm ở cơ sở y tế, đặc biệt là từ người bệnh sang nhân viên y tế. Mọi phương pháp phòng dịch đều được thực hiện nghiêm ngặt, quyết liệt.

ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng bốn kịch bản đối phó với dịch. Kịch bản đầu tiên là đối với các trường hợp người bệnh xâm nhập vào Việt Nam. Kịch bản thứ hai là từ ca xâm nhập đó lây lan sang người ở Việt Nam. Kịch bản thứ ba là mức độ lây lan cộng đồng dưới một nghìn ca. Kịch bản thứ tư là đối phó với mức độ lây lan hơn một nghìn ca mắc bệnh. Trong trường hợp các cơ sở điều trị vượt quá lưu lượng (khoảng vài nghìn ca bệnh) có thể thành lập bệnh viện dã chiến.

PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh, ngay từ đầu, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc, nước ta đã xác định nguy cơ dịch bệnh xâm nhập là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi nước ta sát biên giới Trung Quốc với lượng đi lại, giao lưu lớn nên có thể lây lan dịch bệnh này. Việc có ca xâm nhập không nằm ngoài dự đoán.

"Điểm lợi là Việt Nam có kinh nghiệm trong các dịch lớn như SARS, cúm gia cầm, cúm H1N1, MERS- CoV và hiện tại, việc chống dịch do chủng mới của virus corona gây ra đang được thực hiện rất quyết liệt với chỉ đạo sát sao từ Chính phủ. Tuy nhiên, đặc trưng của mỗi dịch là khác nhau. Bên cạnh đó, tình hình hiện nay cũng khác thời điểm trước khi toàn cầu hóa, việc giao lưu, đi lại lớn, kèm theo đó là khả năng lây lan rất cao. Nguy cơ này lớn hơn rất nhiều thời điểm trước vì trước đây, người dân không đi lại nhiều như hiện tại”, ông Phu nói.

Cần sự phối hợp của người dân trong chống dịch

PGS, TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh, để chống dịch thành công, cần sự hợp tác của người dân, nghiêm túc thực hiện các khuyến cáo từ Bộ Y tế. Đó là hạn chế đến những vùng có dịch, tiếp xúc với những người đến từ vùng có dịch. Nếu người dân phải tiếp xúc, làm việc với những người đến từ vùng có dịch phải đeo khẩu trang, đứng xa hơn hai mét.

PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng.

Khi có những biểu hiện như sốt, ho, khó thở, người dân phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị. Cùng với đó, người dân cần phải rửa tay bằng xà phòng, súc miệng nước muối, nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý, đặc biệt phải ăn những đồ ăn chín. Khi bị bắt buộc phải tiếp xúc với vùng có dịch, hoặc đến tiếp xúc với những người từ vùng có dịch về, người dân phải đeo khẩu trang. Khẩu trang thông thường cũng có thể ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

"Các cơ quan chức năng đang kiểm soát được dịch nhưng người dân phải hợp tác thì mới có thể đạt kết quả tốt nhất. Nếu không tuân thủ khuyến cáo, như không chịu đeo khẩu trang, che mặt khi ho, hắt hơi, không rửa tay thường xuyên, đi lễ hội tiếp xúc nhiều người, việc chống dịch sẽ rất khó dù chúng ta có kinh nghiệm hay tiềm lực như thế nào", ông Phu nhấn mạnh.

Làm thế nào xác định bệnh nhân mắc viêm phổi cấp do virus corona?

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, theo các báo cáo, đến thời điểm hiện tại, số lượng người bệnh đến khám, điều trị do viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phổi tại các cơ sở y tế không tăng hơn so với những năm trước.

Trong tình hình phía Bắc chuyển về mùa xuân với tiết trời lạnh, ẩm, sẽ có rất nhiều bệnh khác diễn ra như cúm mùa. Tuy nhiên, ThS Nguyễn Trọng Khoa cho rằng, chúng ta không cần quá hoang mang vì Việt Nam đang kiểm soát dịch bệnh rất tốt.

"Việc xác định những ca bệnh viêm phổi cấp do virus corona phải có tiền sử đi từ vùng dịch về. Những ca nghi ngờ phải có triệu chứng sốt, viêm long đường hô hấp, và yếu tố dịch tễ đi từ vùng có dịch về. Những ca đó mới cần xác định chẩn đoán và tiếp nhận điều trị”, ông Khoa nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh khuyến cáo, người dân cũng không nên quá chủ quan, nếu phát hiện những triệu chứng ho, sốt và có tiếp xúc với những người đi về từ vùng dịch thì nên đến những cơ sở y tế gần nhất để nhanh chóng xác định, xét nghiệm, tránh lây lan cho người khác.

Nhiều người dân chưa nắm rõ việc làm xét nghiệm mắc virus corona mới ở đâu, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh cho hay, để xét nghiệm, chẩn đoán chính xác viêm phổi cấp do virus corona, phải lấy bệnh phẩm đường hô hấp dưới và đòi hỏi phải có kỹ thuật chứ không phải lấy máu để xét nghiệm. Bộ Y tế phân công ba đơn vị chẩn đoán xác định virus corona gồm: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với các tỉnh khu vực phía Bắc; Viện Pasteur Nha Trang đối với các tỉnh khu vực miền Trung; Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh đối với các tỉnh khu vực phía Nam.

Hiện nay, tỷ lệ tử vong do nCoV là khoảng 2%. Vì thế, những người có cơ địa yếu, có những tiền sử các bệnh khác, người già hoặc trẻ em có thể có những biến chứng nặng hơn. Những biến chứng người mắc có thể gặp phải là biến chứng đường hô hấp, vi khuẩn kháng thuốc, biến chứng suy thận, suy đa tạng khác trong quá trình tiến triển phát triển của virus này. Hiện nay các nhà khoa học vẫn tiếp tục phân tích những phác đồ điều trị phù hợp hạn chế tử vong.

Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, đến 6 giờ 30 phút ngày 2-2, thế giới ghi nhận 13.964 ca mắc nCoV, trong đó tại lục địa Trung Quốc là 13.794 ca. Bệnh ghi nhận ở 26 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hiện đã có 304 người tử vong vì bệnh dịch này.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục