Thông tin nCoV lây lan qua bụi khí là không chính xác; 78 người thương, vong trong vụ nổ súng kinh hoàng tại Thái Lan; Cứu nạn thành công 40 thuyền viên gặp nạn trên biển… là những tin đáng chú ý trong ngày 9/2.


Đội ngũ cán bộ, nhân viên tham gia phục vụ luôn túc trực tại khu vực cách ly.
(Ảnh: An Đăng/TTXVN)  

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: Thông tin nCoV lây lan qua bụi khí là không chính xác
Trước thông tin gây hoang mang dư luận về việc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) lây qua đường bụi khí, ngày 9/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chính thức phủ nhận cách thức lây lan qua đường bụi khí của nCoV.

Đến thời điểm hiện tại, Bộ Y tế khẳng định, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là chỉ có 3 con đường cơ bản lây nhiễm của nCoV. Cụ thể là lây truyền qua không khí (qua việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp), lây trực tiếp (khi tiếp xúc với người bệnh mà không thực hiện biện pháp phòng bệnh) và lây truyền qua bề mặt trung gian đã nhiễm bẩn.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, chủng mới virus Corona không lây qua đường không khí mà chỉ lây nghiễm đối với trường hợp bị những giọt bắn trong quá trình tiếp xúc, nói chuyện, hắt hơi, sổ mũi của người nhiễm bệnh trong khoảng cách 2m. Giữ khoảng cách trên 2m là an toàn.

Cách lây qua qua đường phân (trong trường hợp chăm sóc người nhiễm bệnh) thường không xảy ra vì bệnh nhân được chăm sóc cách ly trong cơ sở y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn chia sẻ: Đối với nhân viên y tế, nhiều con đường có thể lây nhiễm virus nói chung và nCoV nói riêng. Bộ Y tế đã có khuyến cáo với các nhân viên y tế khi sử dụng thủ thuật điều trị khí dung trong thời điểm dịch bệnh hiện tại có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus. Như vậy, trong thời điểm dịch bệnh nCoV diễn biến phức tạp, đối với các trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, việc sử dụng khí dung cần hết sức thận trọng để không làm phân tán virus ra môi trường bên ngoài.

*Ngày 9/2, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam ghi nhận trường hợp thứ 14 dương tính với chủng mới của virus Corona (nCoV).

Bệnh nhân thứ 14 này là nữ, 55 tuổi, lao động tự do, ở tại Thôn Ái Vân, xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân là hàng xóm của ca bệnh N. T. D là ca bệnh đã được xác định dương tính với nCoV. Như vậy tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có 14 người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona, riêng tỉnh Vĩnh Phúc có 9 trường hợp.

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha phát biểu với báo giới sau khi thăm các nạn nhân còn sống sót trong vụ xả súng tại thành phố Korat thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima ngày 9/2/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Vụ xả súng ở Thái Lan: 78 người thương, vong
Ngày 9/2, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha (Pray-út Chan-ô-cha) cho biết đã có 26 người thiệt mạng và 52 người bị thương trong vụ xả súng kinh hoàng chiều tối 8/2 tại thành phố Korat (Cô-rát) thuộc tỉnh Nakhon Ratchasima (Na-khôn Rát-cha-xi-ma).

Theo Thủ tướng Thái Lan, đây là vụ xả súng chưa từng có tiền lệ ở Thái Lan và nguyên nhân của vụ xả súng là do mâu thuẫn cá nhân liên quan đến một hợp đồng mua bán nhà đất mà hung thủ cho rằng mình bị lừa.

Đối tượng xả súng là Thượng sĩ Jakrapanth Thomma (Gia-ca-pan Thom-ma), 32 tuổi, thuộc biên chế của Căn cứ Surathampithak. Y đã bị tiêu diệt sau nhiều giờ cố thủ bên trong trung tâm thương mại Terminal 21.

 Lực lượng cứu nạn hàng hải tiếp cận kịp thời tàu gặp nạn. (Ảnh: TT) 

Cứu nạn thành công 40 thuyền viên gặp nạn trên biển

Hồi 14 giờ ngày 5/2/2020, khi đang hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa (cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa – Việt Nam khoảng 110 hải lý về hướng Nam) thì tàu QNa 90037 TS gồm 40 thuyền viên do ông Phan Bá Linh làm thuyền trưởng bị hỏng máy lái, mất khả năng điều động, trôi dạt trên biển. Ông Linh cùng các thuyền viên trên tàu nỗ lực tìm cách khắc phục sự cố, tuy nhiên đến sáng ngày 7/2/2020 vẫn không đem lại kết quả.

Tại thời điểm này, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, thời tiết tại khu vực chuyển biến xấu, sóng cao 2-3m, gió cấp 6 giật cấp 7, tàu mất khả năng điều động tránh sóng nên nước tràn nhiều vào buồng máy, không thể tiếp tục sửa chữa. Do sóng gió đẩy tàu trôi dạt nhanh, các thuyền viên trên tàu mệt mỏi, hoảng loạn, tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát. Ông Linh đã liên lạc với Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam yêu cầu được cứu nạn khẩn cấp.

Nhận được tin, Trung tâm đã hướng dẫn những người trên tàu các biện pháp an toàn, đồng thời lúc 11 giờ 46 phút ngày 7/2/2020, Trung tâm đã điều động tàu SAR 412 khẩn trương rời cầu ứng cứu cho 40 thuyền viên đang trôi dạt trên tàu QNa 90037 TS.

Rạng sáng ngày 8/2/2020, tàu QNa 90037 TS đã được lực lượng cứu nạn hàng hải tiếp cận và triển khai ứng cứu. Đến 9 giờ 30 phút ngày 9/2/2020, toàn bộ 40 thuyền viên gặp nạn tàu QNa 90037 TS đã được lực lượng cứu nạn hàng hải đưa về đến Quy Nhơn an toàn trong tình trạng sức khỏe tốt, tinh thần ổn định và bàn giao cho cơ quan chức năng theo quy định.

Theo Dangcongsan.vn

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục