Ngày 14/10, Việt Nam ghi nhận 3.092 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, trong đó có 4 ca nhập cảnh và 3.088 ca ghi nhận trong nước (giảm 370 ca so với ngày trước đó) tại 42 tỉnh, thành phố.


Kiểm tra phòng dịch trên các chuyến tàu, xe.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh với số ca như sau: TP Hồ Chí Minh (909), Đồng Nai (647), Bình Dương (483), Tây Ninh (274), An Giang (104), Kiên Giang (80), Tiền Giang (72), Bình Thuận (61), Long An (59), Đồng Tháp (49), Đắk Lắk (44), Hậu Giang (36), Khánh Hòa (35), Lâm Đồng (28), Trà Vinh (21), Cần Thơ (20), Quảng Nam (17), Hà Nam (15), Vĩnh Long (14), Đắk Nông (12), Bến Tre (12), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Bình Phước (10), Quảng Ngãi (10), Bình Định (8 ), Lào Cai (7), Quảng Bình (7), Nghệ An (7), Ninh Thuận (6), Thanh Hóa (6), Bạc Liêu (6), Bắc Ninh (4), Thừa Thiên Huế (3), Phú Yên (2), Hà Tĩnh (2), Hà Nội (1), Đà Nẵng (1), Thái Bình (1), Hải Phòng (1), Vĩnh Phúc (1), Phú Thọ (1), Kon Tum (1).

Ngày 14/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng đăng ký bổ sung mã ca bệnh cho 1.059 ca bệnh là các ca bệnh được lấy mẫu từ thời gian trước đó tại khu phong tỏa hoặc là người về địa phương từ vùng dịch, đã được cách ly.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó là: TP Hồ Chí Minh (giảm 253 ca), Hà Giang (giảm 152 ca), Đắk Lắk (giảm 69 ca).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó là: Tây Ninh (tăng 223 ca), Đồng Nai (tăng 161 ca), Lâm Đồng (tăng 20 ca).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 3.700 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 853.842 ca nhiễm, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.672 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay); số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 849.197 ca, trong đó có 785.188 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 4tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước gồm: Bắc Kạn, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên.

Có 13 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là: TP Hồ Chí Minh (414.744 ca), Bình Dương (223.959 ca), Đồng Nai (57.122 ca), Long An (33.567 ca), Tiền Giang (14.774 ca).

Trong ngày 14/10, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là 719 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi là788.005 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.327 ca.

Trong ngày ghi nhận 81 ca tử vong tại: TP Hồ Chí Minh (61 ca), Bình Dương (10 ca), Long An (3 ca), Đồng Tháp (1 ca), An Giang (1 ca), Khánh Hòa (1 ca), Đắk Lắk (1 ca), Bạc Liêu (1 ca), Kiên Giang (1 ca), Sóc Trăng (1 ca).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 104 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.950 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 29/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong ngày 13/10, cả nước có 1.005.055 liều vaccinephòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccineđã được tiêm là 57.457.092 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 40.654.892 liều, tiêm mũi 2 là 16.802.200 liều.

Bộ Y tếvừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm phòng vaccinephòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi (Công văn số 8688/BYT-DP ngày 14/10/2021).

Việt Nam tiếp nhận 560.000 liều vaccineAstraZeneca và 12,5 tấn vật tư y tế từ Hungary, Croatia và Slovakia. Trong đó, số vaccineAstraZeneca ngừa COVID-19 gồm 100.000 liều do Chính phủ Slovakia tặng, 60.000 liều do Chính phủ Croatia tặng và 400.000 liều do Chính phủ Hungary nhượng lại cho Việt Nam theo cơ chế phi lợi nhuận.

Tại TP Hà Nội, 22 chốt cửa ngõ ra vào Thủ đô vẫn được thực hiện để kiểm soát phương tiện ra, vào thành phố, người dân vẫn phải xuất trình giấy tờ đi lại trên đường, giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 khi qua chốt.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục