(HBĐT) - Vệ sinh sạch bàn tay, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS) là "liều vắc xin” hiệu quả chống lại bệnh tật. Điều này đã được ngành y tế xác định và khuyến cáo. Chỉ một hành động nhỏ để làm sạch bàn tay như rửa tay với xà phòng và nước sạch, sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn nhưng có ý nghĩa lớn trong phòng, chống dịch (PCD) bệnh nói dung và dịch Covid-19 nói riêng.



Người dân xóm Đậu, xã Tòng Đậu (Mai Châu) tham gia buổi truyền thông về vệ sinh nông thôn.

Về sự cần thiết của việc vệ sinh sạch bàn tay, bác sỹ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thông tin: Hàng ngày, con người tiếp xúc với người khác, chạm vào các bề mặt, đồ dùng nên tích lũy vi khuẩn, vi rút trên tay, nhất là khu vực bàn tay, kẽ ngón tay, móng tay. Các hành động đưa tay lên mắt, mũi, miệng có thể lây bệnh cho chính bản thân. Việc rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn tay đơn giản, dễ làm, không đắt nhưng có ý nghĩa lớn trong PCD bệnh, ngăn ngừa, hạn chế sự lây truyền các bệnh lây qua đường tiếp xúc, Covid-19. Vì lợi ích cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng, hành động vệ sinh sạch bàn tay cần trở thành thói quen của mỗi người, từ trẻ em đến người lớn, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, một bộ phận người dân, gia đình chưa thấy hết tầm quan trọng của việc giữ sạch bàn tay, chưa quan tâm, đầu tư đúng mức cho xây dựng NTHVS và bố trí điểm rửa tay bằng xà phòng. Thực hiện Chương trình mở rộng quy mô nước sạch và vệ sinh nông thôn năm 2021 (chương trình), Sở Y tế đã ban hành kế hoạch truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh nhằm cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Các hộ dân và học sinh, giáo viên tại 28 xã thực hiện chương trình trong tỉnh được cung cấp kiến thức về vệ sinh cá nhân, rửa tay với xà phòng cùng nước sạch vào các thời điểm quan trọng. Theo đó, mọi người cần vệ sinh sạch tay, nhất là trước khi ăn, chế biến thức ăn; sau khi sử dụng nhà vệ sinh; tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh; ho, hắt hơi, sổ mũi dịch tiết dính trên tay… Trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, ngành y tế truyền thông điệp "Vì một Việt Nam sạch khuẩn từ đôi tay” nhân ngày Vệ sinh tay thế giới 5/5; khuyến cáo thực hiện "5K" để chung sống an toàn với dịch bệnh.

Việc rửa tay đúng cách theo 6 bước ngành y tế khuyến cáo cũng cần quan tâm thực hiện để đạt được hiệu quả. Muốn vậy, các gia đình, trường học, trạm y tế cần có điểm rửa tay, NTHVS và thực hành vệ sinh. Đây cũng là mục tiêu chương trình đề ra từ việc thay đổi nhận thức, hành vi của người dân. Trong đó, khuyến khích sự tham gia và lấy trẻ em là trung tâm, nhằm giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Người lớn cần thực hành vệ sinh để làm gương cho trẻ.

Với các hình thức truyền thông đa dạng (phát loa, tờ rơi, thăm hộ vận động…), nhận thức, hành vi của người dân về thực hiện vệ sinh nói chung và vệ sinh bàn tay nói riêng được cải thiện. Tỷ lệ hộ có NTHVS, điểm rửa tay tăng. Như tại xã Nhuận Trạch và Cư Yên (Lương Sơn), tính đến tháng 11/2021, số hộ có điểm rửa tay đạt lần lượt 99,2% và 95,1%; Tân Lập (Lạc Sơn) 85%... Hành động rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang được thực hiện thường xuyên hơn. Song, một số xã tỷ lệ hộ có NTHVS và điểm rửa tay chưa đạt 70%. Ngoài khó khăn khách quan về kinh tế còn là nhận thức của người dân và tư tưởng trông chờ. Thực tế có một số loại NTHVS giá rẻ các hộ dân có khả năng làm được; bố trí một điểm rửa tay cũng không đắt đỏ. Điều đó cho thấy cần tiếp tục nỗ lực, phối hợp, quyết tâm thay đổi nhận thức, hành vi để hình thành thói quen vệ sinh tốt, đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng.

Cẩm Lệ

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục