Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã có hơn 2,2 triệu bệnh nhân COVID-19 khỏi, trong số các ca đang điều trị có gần 2.700 F0 nặng; Trước tình hình COVID-19 gia tăng, các địa phương đẩy mạnh quản lý, bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao...

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.430.683 ca mắc COVID-19, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 24.616 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.423.553 ca, trong đó có 2.203.777 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (515.109), Bình Dương (293.068), Hà Nội (159.735), Đồng Nai (100.002), Tây Ninh (88.659).

Bộ Y tế cho biết đến nay cả nước đã có hơn 2,2 triệu bệnh nhân COVID-19 khỏi, trong số các ca đang điều trị có gần 2.700 F0 nặng

Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.206.594 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.699 ca, trong đó:Thở ô xy qua mặt nạ: 1.871 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 335 ca; Thở máy không xâm lấn: 115 ca; Thở máy xâm lấn: 361 ca; ECMO: 17 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 89 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.688 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.497.427 mẫu tương đương 77.518.004 lượt người, tăng 65.378 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 184.129.785 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.162.150 liều, tiêm mũi 2 là 74.486.438 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 30.481.197 liều.

TP HCM: Giải thể nhiều Bệnh viện dã chiến và Trung tâm hồi sức COVID-19

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai- Chánh Văn phòng Sở Y tế TP HCM cho biết, Sở Y tế đã có văn bản trình UBND TP HCM tham mưu chuyển đổi công năng, duy trì hoạt động Bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung điều trị và Trung tâm hồi sức COVID-19.

Theo đó, TP HCM tiếp duy trì các Bệnh viện dã chiến, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 tại các quận, huyện; cơ sở thu dung điều trị tại Khu chế xuất - Khu công nghiệp. Bên cạnh đó, sắp xếp lại bệnh viện đã chuyển đổi công năng, tách đôi điều trị COVID-19 như Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Trưng Vương, An Bình... phục hồi lại công năng hoặc thành lập khoa điều trị COVID-19.

Song song đó, ngành y tế cũng trình UBND TP HCM ngưng hoạt động Trung tâm hồi sức COVID-19 và tạm ngưng hoạt động của các Bệnh viện dã chiến số 6, số 8 và số 12.

Lý giải về việc tạm ngưng Trung tâm hồi sức COVID-19, đại diện Sở Y tế TP HCM cho rằng, hiện nay số bệnh nhân nằm điều trị tại đây rất ít nên cơ sở này đã hoàn thành sứ mệnh của mình và sẽ được trả lại cho Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 để tiếp tục đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân có liên quan đến bệnh lý về ung thư. Khi bệnh viện được phép giải thể, các trường hợp đang chữa bệnh tại đây sẽ được chuyển về Bệnh viện dã chiến 3 tầng tiếp tục điều trị.

Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết thêm, Thành phố sẽ duy trì Bệnh viện dã chiến 3 tầng gồm Bệnh viện dã chiến số 13, 14 và 16. Trong đó, các Trung tâm hồi sức COVID-19 tại Bệnh viện dã chiến số 14 và 16 vẫn đảm bảo 600 giường hồi sức; Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Chợ Rẫy sẵn sàng mỗi bệnh viện 200 giường hồi sức.

Ngành y tế đảm bảo luôn sẵn sàng 1.000 giường hồi sức và những bệnh viện giải thể sẵn sàng kích hoạt lại trong vòng 24 giờ khi số ca bệnh tăng lên.

Ca COVID-19 tăng, các địa phương tăng cường quản lý nhóm người có nguy cơ cao

Về chiến dịch bảo vệ đối tượng có nguy cơ cao, đại diện Sở Y tế TP HCM cho biết, Thành phố đẩy mạnh công tác bảo vệ người có nguy cơ cao cho đối tượng từ 65 tuổi trở lên và người có bệnh nền. Sau Tết, ngành y tế tiếp tục chiến dịch này và mở rộng ra đối tượng từ 50 tuổi trở lên. Theo đó, các đơn vị đang lập danh sách các đối tượng này.

Sở Y tế Thành phố cũng cho biết, trong dịp Tết các quận, huyện đã vận động, thuyết phục được gần 100 người thuộc nhóm nguy cơ (trên 50 tuổi, trước kia vì nhiều lý do đã trì hoãn việc tiêm vaccine hoặc chưa được tiêm vaccine) tiêm vaccine trong đợt này.

Tỉnh Lào Cai yêu cầu Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường quản lý, bảo vệ tối đa các đối tượng nguy cơ cao (người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai), đảm bảo được tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ liều, tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất ngay tại địa phương (xã, phường, thị trấn); tổ chức tiêm lưu động, tại nhà cho người đi lại khó khăn.

Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang diễn biến phức tạp, số ca mắc hàng ngày tiếp tục tăng mạnh sau dịp Tết Nguyên đán. Tính đến ngày 10/2, Lào Cai đã có 9 bệnh nhân tử vong, đều là người cao tuổi, có nhiều bệnh nền. Đặc biệt là đang có sự gia tăng trường hợp chuyển nặng, tử vong và các trường hợp trên đều chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vaccine phòng COVID-19.

Theo báo cáo của Sở Y tế Lào Cai, tính đến hết ngày 8/2, địa phương còn 4.334 người chưa tiêm vaccine, 16.352 người chưa tiêm mũi 2 và 513.965 người chưa tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại.

Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục