Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay cả nước chỉ còn 206 bệnh nhân COVID-19 nặng, giảm 90 trường hợp so với ngày trước đó. Bộ Y tế đang tập trung hoàn thiện bộ Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng bệnh trên cơ sở tổng kết 15 năm thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm...


Nghiên cứu, đề xuất nâng Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp lên thành Luật, trong đó có nội dung tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 41/2021/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội vừa được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long gửi đến Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội.

Tại báo cáo này, đối với nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất nâng Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp lên thành Luật, trong đó có nội dung tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh, Bộ Y tế thông tin, Bộ đang tập trung hoàn thiện bộ Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng bệnh trên cơ sở tổng kết 15 năm thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Trong đó tập trung rà soát, tổng hợp các khó khăn, bất cập trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm đặc biệt là phòng chống dịch COVID-19 có liên quan đến quy định của pháp luật để xem xét, đề xuất, sửa đổi Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong dự án Luật Phòng bệnh;

Các bài học kinh nghiệm và cơ sở triển khai thực tiễn công tác phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 9/2022 để xem xét, cho ý kiến trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 12/2022.

Bệnh nhân COVID-19 nặng giảm mạnh, cả nước chỉ còn 206 ca đang điều trị

Theo Bộ Y tế, ngày 17/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.785 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (tăng 237 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 1.206 ca trong cộng đồng).

Tại Hà Nội, hôm qua là ngày thứ 28 thành phố không ghi nhận bệnh nhân COVID-19 tử vong. Từ nhiều tháng nay, các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 cấp thành phố và quận/huyện đã không còn bệnh nhân COVID-19 triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng vào điều trị. Thủ đô còn hơn 90.000 ca COVID-19 đang điều trị, theo dõi. Trong đó chỉ còn 143 ca điều trị tại các bệnh viện, số còn lại theo dõi tại nhà.

Do đó, Hà Nội vừa quyết định giải thể các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 2.251 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.699.965 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.108 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.692.210 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.595.957), TP. Hồ Chí Minh (609.009), Nghệ An (483.670), Bắc Giang (386.462), Bình Dương (383.719).

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta đến nay là: 9.364.857 ca. Còn hơn 1,29 triệu người mắc COVID-19 đang theo dõi, điều trị, trong số đó có 206 ca nặng đang điều trị gồm: Thở ô xy qua mặt nạ: 172 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 19 ca; Thở máy không xâm lấn: 2 ca; Thở máy xâm lấn: 11 ca; ECMO: 2 ca. Con số này giảm gần 90 trường hợp so với ngày 16/5.

Bộ Y tế cho biết, tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về các biến chủng.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cũng đã có văn bản đề nghị các địa phương tiếp tục duy trì các hoạt động giám sát, phát hiện sớm và điều tra, xử lý ổ dịch COVID-19 kịp thời, đặc biệt là các ổ dịch mới, bất thường (phạm vi, tốc độ lây lan, số mắc, tỷ lệ ca bệnh nặng, tử vong, có biến thể mới...) liên quan đến người nhập cảnh.


Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho gần 200 người dân

(HBĐT) - Ngày 14/5, tại xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc), Tỉnh Đoàn, Hội LHTN tỉnh phối hợp với Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức "Ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2022”.

Ngày 15/5, ghi nhận 20 ca mắc mới Covid-19

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 16 giờ ngày 15/5, toàn tỉnh ghi nhận thêm 20 ca mắc mới Covid-19. Lũy kế tổng ca mắc trên địa bàn tỉnh là 204.431 đã được cấp mã bệnh.

Khai mạc chương trình khám sàng lọc bệnh tim miễn phí cho trẻ em tại tỉnh

(HBĐT) - Ngày 14/5, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, Quỹ Tấm lòng Việt" - Đài Truyền hình Việt Nam, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức khai mạc chương trình khám sàng lọc bệnh tim miễn phí "Trái tim cho em" tại tỉnh Hoà Bình. Dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; PGS,TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện  Hữu nghị Việt Đức; Trương Văn Chung, Giám đốc Viettel Hoà Bình; lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.  

Tỷ lệ bao phủ vắc xin trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 18,1%

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 16h ngày 13/5, tỉnh ghi nhận thêm 24 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Như vậy, luỹ kế đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 204.398 trường hợp nhiễm Covid-19. 

Phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 39 cho các huyện, thành phố

(HBĐT) - Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh vừa ban hành Quyết định số 101/QĐ-BCĐ, ngày 12/5/2022 của về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 39.

Tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3 đạt 91,6%

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 16h ngày 12/5, tỉnh ghi nhận thêm 32 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 4 trường hợp dưới 12 tuổi; 3 trường hợp 12 - 18 tuổi; 23 trường hợp 18 - 65 tuổi; 2 trường hợp trên 65 tuổi. Có 4 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19, 28 trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin trở lên. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục