Đậu mùa khỉ là căn bệnh đặc hữu, đồng nghĩa rằng căn bệnh này chỉ xuất hiện ở một số khu vực địa lý nhất định. Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), căn bệnh này hiện đã lan ra 20 nước với hơn 200 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ và hơn 100 ca nghi mắc đã được phát hiện tại các quốc gia vốn hiếm khi ghi nhận căn bệnh này.


Một em nhỏ mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Bondua, Liberia.

 

Trong bối cảnh số ca mắc đậu mùa khỉ tiếp tục tăng, người dân cần nắm được một số kiến thức cơ bản về căn bệnh này, cũng như cảnh giác trước một số thông tin sai lệch liên quan. Sau đây là những hiểu nhầm phổ biến liên quan đến căn bệnh hiếm gặp này:

1. Đậu mùa khỉ là một virus mới

Mặc dù số ca mắc đậu mùa khỉ có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây, song đây là không phải là virus mới. Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện bệnh đậu mùa khỉ trong số những con khỉ nghiên cứu vào năm 1958 và đến năm 1970, mới ghi nhận các ca nhiễm ở người tại CHDC Congo. Căn bệnh này sau đó tập trung tại các quốc gia ở Trung và Tây Phi như Cameroon, CH Trung Phi, Gabon, Liberia, Nigeria, và Sierra Leone. Ngoài ra, có một số ít trường hợp tại Israel, Singapore, Anh và Mỹ. Do đó, thông tin liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ cũng rất nhiều. Theo WHO, vaccine ngừa bệnh đậu mùa cũng có hiệu quả trước bệnh đậu mùa khỉ. Hiện cũng đã có phương thuốc kháng virus cho căn bệnh này.

2. Đậu mùa khỉ là bệnh lây qua đường tình dục

Mặc dù đậu mùa khỉ thường lây qua tiếp xúc gần với người mắc bệnh, song đây không phải là bệnh lây qua đường tình dục (STD). Theo Tiến sĩ Joseph Osmundson, nhà sinh học phân tử, giáo sư sinh học của Đại học New York (Mỹ), tác giả nghiên cứu, quan hệ tình dục chỉ là một hình thức tiếp xúc gần có nguy cơ làm lây nhiễm virus. Các hành động tiếp xúc gần khác như nắm tay, ôm, hôn đều có thể khiến bệnh lây lan. Bên cạnh đó, virus cũng có thể lây qua dịch thể, hoặc bám trên vật dụng sinh hoạt. Một lý do khác khiến bệnh đậu mùa khỉ bị nhầm lẫn với STD, là các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở cơ quan sinh dục.

3. Đậu mùa khỉ chỉ ảnh hưởng đến người đồng tính và lưỡng tính

Thống kê cho thấy bệnh đậu mùa khỉ đã lây lan qua hoạt động đi lại quốc tế, tiếp xúc gần gũi. Cho đến nay, việc các ca nhiễm chủ yếu ảnh hưởng đến một số nhóm nhất định trong dân số, chẳng hạn như những người đồng tính nam hoàn toàn là ngẫu nhiên. Giám đốc điều hành liên minh quốc gia về các bệnh lây qua đường tình dục tại Mỹ David C. Harvey khẳng định xu hướng này không đồng nghĩa rằng căn bệnh chỉ ảnh hưởng đến một nhóm dân số nhất định.

4. Đậu mùa khỉ sẽ là đại dịch tiếp theo sau COVID-19

Dù bệnh đậu mùa khỉ cũng đáng lo ngại, song căn bệnh này khác COVID-19 rất nhiều. Thứ nhất, đây không phải là căn bệnh về hô hấp. Virus lây lan qua việc tiếp xúc gần hoặc hít phải giọt bắn từ người bệnh trong không khí. Đây cũng không phải căn bệnh tấn công hệ hô hấp như COVID-19. Do virus đậu mùa khỉ nằm trong họ đậu mùa, nên vaccine ngừa đậu mùa cũng hiệu quả phần nào trước căn bệnh này.

5. Đậu mùa khỉ chỉ ảnh hưởng đến người tại châu Phi

Nhiều người dùng trên trang Twitter đã chia sẻ hình minh họa cho bệnh đậu mùa khỉ mà các hãng tin hay sử dụng là người da màu. Mặc dù đây là xu hướng phổ biển, song bất cứ ai cũng đều có thể nhiễm virus nếu tiếp xúc gần với người bệnh. Dù căn bệnh này phổ biến tại Trung và Tây Phi, song điều này không đồng nghĩa chỉ những người dân từ khu vực này mới bị ảnh hưởng.

6. Đậu mùa khỉ không phải là căn bệnh đáng quan ngại

Dù không giống như COVID-19, song người dân vẫn nên cảnh giác trước bệnh đậu mùa khỉ và xu hướng lây lan hiện nay. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là cập nhật kiến thức về bệnh, các điều kiện lây nhiễm và tình hình lây lan tại các cộng đồng.

 


Theo Baotintuc
 

Các tin khác


Bộ Y tế hướng dẫn các biện pháp phòng, chống tạm thời với bệnh đậu mùa khỉ

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến 25/5/2022, thế giới đã ghi nhận hơn 158 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, 117 trường hợp nghi ngờ tại 19 quốc gia và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Các địa phương tăng cường giám sát, phòng chống bệnh đậu mùa khỉ

Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động giám sát, phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cửa khẩu, nhất là trường hợp đi về từ quốc gia đang lưu hành dịch.

Ngày 25/5, cả nước có 1.344 ca mắc mới COVID-19

Tính từ 16 giờ ngày 24/5 đến 16 giờ ngày 25/5, cả nước ghi nhận 1.344 ca nhiễm mới COVID-19, tăng 22 ca so với ngày trước đó; đến nay đã có hơn 3,7 triệu trẻ dưới 12 tuổi được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 40

(HBĐT) - Thực hiện theo Quyết định số 106/QĐ-BCĐ, ngày 20/5/2022 của Ban chỉ đạo phòng chống dịch (BCĐ PCD) Covid-19 tỉnh về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 40.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 805/UBND-NVK, ngày 24/5/2022 về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19.

TP Hồ Chí Minh: Xuất hiện 79 ổ dịch sốt xuất huyết mới, thêm một trường hợp tử vong

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh, chỉ trong vòng một tuần qua, TP Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 943 ca bệnh sốt xuất huyết và một ca tử vong tại huyện Củ Chi. Như vậy, số ca tử vong do sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay tại TP Hồ Chí Minh đã là 7 trường hợp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục