Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, virus SARS-CoV-2 biến đổi liên tục. Từ tháng 12/2019 đến nay ghi nhận 5 biến thể mới và trong vòng 6 tháng qua biến thể Omicron có 5 biến thể phụ, nguy cơ xuất hiện biến thể mới với khả năng lây lan nhanh, gây bệnh nặng.

Theo dự thảo mới nhất về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới  lấy ý kiến góp ý của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; các bộ, ngành, tỉnh, thành và chuyên gia, Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản kiểm soát trên phạm vi toàn quốc (hiện ghi nhận số ca mắc giảm mạnh, còn khoảng 600-800 ca/ngày- PV)

Tuy nhiên, tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, một số nước có xu hướng gia tăng trở lại, virus liên tục biến đổi và ghi nhận các biến thể mới, tiềm ẩn nguy cơ dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.



Theo Bộ Y tế, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, virus SARS-CoV-2 biến đổi liên tục. Từ tháng 12/2019 đến nay ghi nhận 5 biến thể mới và trong vòng 6 tháng qua biến thể Omicron có 5 biến thể phụ, nguy cơ xuất hiện biến thể mới với khả năng lây lan nhanh, gây bệnh nặng

Khó khăn khi chuyển bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B

Theo Bộ Y tế, virus SARS-CoV-2 biến đổi liên tục, từ tháng 12/2019 đến nay ghi nhận 5 biến thể mới và trong vòng 6 tháng qua biến thể Omicron có 5 biến thể phụ  nguy cơ xuất hiện biến thể mới với khả năng lây lan nhanh, gây bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao, khả năng né tránh miễn dịch vẫn chưa được đánh giá đầy đủ, chưa dự báo được.

Theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn liên quan thì có nhiều quy định rất khác biệt cần phải điều chỉnh giữa bệnh nhóm A và nhóm B như: giám sát bệnh truyền nhiễm tại cửa khẩu, tại cộng đồng; công bố dịch; phòng lây nhiễm tại cơ sở khám, chữa bệnh; cách ly y tế; điều trị miễn phí; vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm; kiểm soát ra, vào vùng có dịch. Hơn nữa, biện pháp về vaccine phòng COVID-19 sử dụng trong tình trạng khẩn cấp chưa có cơ chế áp dụng khi chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Việc huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp, người dân sẽ không được quan tâm đúng mức; người dân sẽ chủ quan, lơ là trước sự nguy hiểm của dịch bệnh, không thực hiện chủ động các biện pháp phòng chống dịch.

Khó khăn khi công bố hết dịch COVID-19

Về căn cứ pháp lý, theo Bộ Y tế: Việc công bố dịch, công bố hết dịch tại Việt Nam quy định tại Mục 1, Chương IV, Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 và Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm. Theo đó, việc công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện: Triển khai các biện pháp chống dịch quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau 28 ngày.

Tại Việt Nam, ngày 01/4/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc  công  bố dịch COVID-19 trên quy mô toàn quốc thay thế Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (với địa điểm và quy mô tại Khánh Hòa, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa).

Đồng thời, Bộ Y tế cũng cho biết, ngày 11/3/2020, lần đầu tiên WHO dùng từ đại dịch  khi  đánh  giá  về  tình hình dịch COVID-19. Ngày 11/4/2022, Ủy ban khẩn cấp Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) tổ chức họp về đại dịch COVID-19 đã nhận định đại dịch COVID-19 vẫn là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp đáng  quan  ngại  và tiếp tục ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân trên thế giới, vẫn tiếp tục gây nguy  cơ,  gián  đoạn thông thương quốc tế và cần có sự phối hợp, đáp ứng quốc tế.

Theo Bộ Y tế, khi công bố hết dịch COVID-19 tại Việt Nam, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể, nếu dịch xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế. Khi đó, việc kích hoạt đáp ứng với các biện pháp y tế, xã hội sẽ trở nên bị động.

Nhân viên y tế thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 không được hưởng chế độ phụ cấp phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A; người bệnh sẽ không được hưởng chi trả điều trị COVID-19 miễn phí, đặc biệt là người bệnh ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận dịch vụ y tế, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Ngoài ra, chúng ta không có cơ chế áp dụng đặc thù đối với vaccine phòng COVID-19 sử dụng trong tình trạng khẩn cấp. Việc huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, tổ chức, doanh nghiệp sẽ khó khăn, người dân không được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, người dân sẽ chủ quan, lơ là trước sự nguy hiểm của dịch bệnh, không thực hiện chủ động các biện pháp phòng chống dịch.

WHO vẫn cảnh báo tình trạng đại dịch trên toàn cầu và tại Việt Nam còn ghi nhận số mắc cao hàng ngày tại hầu hết địa phương. Do đó, Việt Nam phải tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo các khuyến cáo của WHO.

Việc duy trì công bố dịch COVID-19 tại Việt Nam sẽ huy động được sự quan tâm của toàn thể hệ thống chính trị tham gia vào công tác chống dịch, bố trí kinh phí đầy đủ cho các hoạt động chống dịch không để bị động khi xuất hiện biến thể mới nguy hiểm của SARS-CoV-2 vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Phân bổ hơn 20 nghìn liều vắc xin phòng Covid-19 đợt 43

(HBĐT) - Ban Chỉ đạo phòng chống dịch (BCĐ PCD) Covid-19 tỉnh vừa bàn hành Quyết định số 1349/QĐ-BCĐ về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 43.

Biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam

Chiều 27/6, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam, có thể lấn át biến thể phụ cũ BA.2 đang chiếm ưu thế ở nước ta.

Sáng 27/6: Thứ trưởng Bộ Y tế kiểm tra phòng chống sốt xuất huyết tại TP HCM; Cả nước chỉ còn 27 ca COVID-19 thở oxy

Theo thông tin từ Bộ Y tế, hôm nay 27/6, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra thực tế công tác phòng chống và điều trị sốt xuất huyết tại TP HCM. Về dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết, hiện cả nước chỉ còn 27 ca phải thở oxy, thấp nhất trong gần 1 năm qua.

Việt Nam có thêm 557 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 26/6

Ngày 26/6, cả nước ghi nhận 557 ca nhiễm mới COVID-19, giảm 100 ca so với ngày trước đó; trong ngày có 7.300 ca khỏi bệnh.

TP Hồ Chí Minh: Người dân không tiêm vaccine phòng COVID-19 phải chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh

Người dân không đồng ý tiêm phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm nếu để lây lan dịch bệnh. Đây là một trong những nội dung của văn bản số 2108/UBND-VX về tiếp tục đẩy mạnh Tháng cao điểm tiêm vaccine phòng COVID-19 do UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành mới đây.

TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết liên tục tăng nhanh

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh khi số ca mắc liên tục tăng nhanh trong những ngày gần đây, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có những biện pháp mạnh tay hơn nhằm kìm hãm đà tăng của dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục