(HBĐT) - Mùa hè, thời tiết nóng, ẩm làm gia tăng sự phát triển của côn trùng truyền bệnh, gây những vấn đề đáng lo ngại về sức khỏe. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng cũng làm tăng nguy cơ về ngộ độc thực phẩm, nhất là với loại thực phẩm là thức ăn đường phố, thức ăn bán sẵn. 



Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm ra quân tuyên truyền Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2022.

Dạo qua các chợ dân sinh trên địa bàn TP Hòa Bình, không khó để bắt gặp nhiều của hàng bán đồ ăn chín. Điều đáng nói, hầu hết những cửa hàng thực phẩm này có thể được bày bán ngay bên cạnh hàng thực phẩm tươi sống. Nhiều cửa hàng tuy đã có trang bị tủ kính, tuy nhiên, nhiều người bán hàng không thường xuyên sử dụng găng tay để bán thực phẩm đồ ăn chín. Còn tại các xe bán đồ ăn sáng trên các vỉa hè, ngõ phố, cổng chợ, có rất nhiều loại thực phẩm là đồ ăn nhanh như xúc xích, viên chiên gần như đã chuyển màu nâu sậm do được chiên rán nhiều lần nhưng vẫn được bày bán hoặc trở thành nhân của một số loại thức ăn đường phố.  

Theo khuyến cáo của ngành Y tế, mùa hè thời tiết nóng ẩm, làm gia tăng nguy cơ của các loại virut, côn trùng gây bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hoá. Một trong những nguyên nhân chính là do những hành vi không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất, kinh doanh (SXKD), tiêu dùng thực phẩm. Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1 vụ ngộ độc thực phẩm. Qua kiểm tra công tác ATTP 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy, toàn tỉnh có 93 cơ sở SXKD có vi phạm các quy định về ATTP. Trong đó, có 32 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 12 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ở tuyến xã; 3 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 18 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tuyến huyện và 2 cơ sở sản xuất thực phẩm tuyến tỉnh có vi phạm về an toàn thực phẩm.

Trao đổi về những hạn chế trong công tác đảm bảo ATTP đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn, đồng chí Bùi Đinh Thị Dinh, Chi cục trưởng Chi cục ATTP tỉnh cho biết: Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, kiến thức của các nhóm đối tượng người SXKD, người chế biến và người tiêu dùng thực phẩm đang được nâng cao đáng kể nhưng "thực hành đúng” về ATTP còn khá hạn chế. Nhiều người vẫn giữ thói quen "đơn giản” trong việc lựa chọn nguyên liệu thực phẩm, biện pháp chế biến, che đậy, bảo quản thực phẩm sau chế biến… tại các đám cưới, giỗ; không tuân thủ các quy định bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể; kinh doanh thức ăn đường phố ở địa điểm ô nhiễm; sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, nguyên liệu thực phẩm bị ô nhiễm.

Để đảm bảo ATTP, tránh ngộ độc thực phẩm, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh đã chỉ đạo các ngành thành viên, Ban chỉ đạo ATTP các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức ATTP, kiểm tra bảo đảm ATTP; thông báo cho địa phương biết kết quả kiểm tra đối với các cơ sở SXKD thực phẩm và công khai trên các phương tiện truyền thông nhằm tuyên truyền cho người tiêu dùng biết để lựa chọn, mua sản phẩm của các cơ sở chấp hành tốt các quy định của pháp luật và đồng thời tránh mua sản phẩm của các cơ sở vi phạm về ATTP.

Bên cạnh đó, khuyến cao người dân cần lựa chọn, mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, nên thực hiện "ăn chín, uống sôi”. Đồng thời, tuyên truyền vận động người sản xuất, người trực tiếp kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống phải có trách nhiệm, đạo đức cao trong SXKD thực phẩm để góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.

Đinh Hòa

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục