Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao.


Bác sĩ Bệnh viện Phổi Đồng Tháp thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị lao.

Công điện nêu, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống bệnh Lao. Các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương và cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức quốc tế đã tham gia vào công tác kiểm soát để chấm dứt bệnh Lao.

Hoạt động phòng, chống bệnh Lao đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ trong thời gian qua. Hằng năm, tập trung phát hiện được trên 100.000 bệnh nhân Lao, tỷ lệ điều trị thành công bệnh Lao đạt trên 90%, đang triển khai nhiều sáng kiến, kỹ thuật mới trong công tác phòng, chống bệnh nên tỷ lệ phát hiện bệnh Lao được phục hồi rất nhanh sau dịch COVID-19. Hệ thống phòng, chống bệnh Lao đã xây dựng và triển khai hoạt động trên toàn quốc từ Trung ương tới địa phương. Tình trạng bệnh Lao và Lao kháng thuốc đang từng bước được kiểm soát.

Tuy nhiên, hằng năm số tử vong do bệnh Lao còn cao, khoảng 13.000 người; còn nhiều người mắc bệnh Lao trong cộng đồng chưa được phát hiện. Theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tình hình bệnh Lao tại Việt Nam còn rất nặng nề, xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh Lao và Lao kháng thuốc cao nhất thế giới.

Công tác phòng, chống bệnh Lao chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đầu tư đồng bộ, toàn diện; hệ thống làm công tác phòng, chống bệnh Lao còn hạn chế, công tác phòng, chống tại hệ thống y tế cơ sở chưa đồng đều và hiệu quả chưa cao; người dân còn kỳ thị, mặc cảm, chưa quan tâm đúng mức đến trách nhiệm và quyền lợi chăm lo sức khỏe cho mình, không thấy được sự nguy hiểm của việc giấu bệnh,...

Để kiểm soát, nhằm đạt các mục tiêu của Chiến lược phòng, chống bệnh Lao, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương tiếp tục quán triệt, triển khai chủ động, hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh Lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với công tác phòng, chống bệnh Lao. Tăng cường tuyên truyền công tác phòng, chống bệnh Lao là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, trong đó ngành y tế là nòng cốt, lấy y tế cơ sở làm trọng tâm; gánh nặng do bệnh Lao gây ra cho người bệnh, gia đình, cộng đồng và xã hội; bệnh Lao là bệnh chữa khỏi được.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo củng cố năng lực hệ thống khám bệnh, chữa bệnh (công lập và tư nhân), đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở trong việc phát hiện, quản lý, điều trị và phòng bệnh Lao, trong đó có việc gắn kết với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống cơ sở phòng, chống bệnh Lao trên địa bàn. Bám sát tình hình tại địa phương để kịp thời chỉ đạo công tác phát hiện và điều trị bệnh nhân Lao. Triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh trong cộng đồng. Ưu tiên phân bổ nguồn lực từ ngân sách địa phương cho công tác phòng, chống bệnh Lao trên địa bàn, nhất là các tỉnh có số mắc cao.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ công tác phòng, chống bệnh Lao cho các địa phương. Tổ chức tổng kết 10 năm triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh Lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trên cơ sở đó đề xuất Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh Lao cho giai đoạn mới; rà soát, xây dựng và cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về phát hiện, chẩn đoán, điều trị và quản lý, dự phòng bệnh Lao.

Bộ trưởng Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện, ban hành "Hướng dẫn triển khai hoạt động phát hiện chủ động, tích cực bệnh Lao, Lao tiềm ẩn, một số bệnh hô hấp tại cộng đồng và cơ sở y tế". Cùng với đó, tăng cường hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn lực, kỹ thuật, kinh nghiệm hỗ trợ công tác phòng, chống bệnh Lao tại Việt Nam; tăng cường các giải pháp bảo đảm nguồn lực, nhất là thuốc điều trị cho công tác phòng, chống bệnh Lao.

Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền về gánh nặng bệnh Lao và công tác phòng, chống bệnh Lao.

Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh Lao tăng cường công tác tham mưu, đề xuất, kịp thời kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, cơ chế chính sách, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp để sớm chấm dứt bệnh Lao.

Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tăng cường tuyên truyền cho các thành viên và phối hợp với các cấp chính quyền để triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống bệnh Lao.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục