Từ ngày 9/9, Khoa Bảo vệ sức khỏe, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện khám sức khoẻ định kỳ đợt 2 năm 2024 cho cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý.


Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn sức khỏe cho cán bộ diện Tỉnh ủy quản lý.

Năm 2024, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh đã lập kế hoạch và triển khai khám sức khoẻ định kỳ lần 1 năm 2024 cho 945 cán bộ thuộc đối tượng A1, A2, B1, B2 trong toàn tỉnh với 822/945 cán bộ, chiếm 87%.

Từ ngày 1/4/2024, Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh từng bước được củng cố, kiện toàn, hoạt động đi vào nền nếp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu và phục vụ khám sức khỏe định kỳ cho các đối tượng. Việc sắp xếp lại bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động đã tận dụng được tối đa nguồn lực, nhân lực chất lượng cao tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh; kết hợp với khai thác và sử dụng hiệu quả hơn cơ sở vật chất của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và bệnh viện.

Đợt 2 diễn ra từ ngày 9/9 – 18/10 với 947 cán bộ thuộc đối tượng A1, A2, B1, B2 được khám sức khoẻ định kỳ lần 2 năm 2024. Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã chuẩn bị kỹ lưỡng về trang thiết bị, nguồn nhân lực chất lượng cao tại bệnh viện và các chuyên gia đầu ngành ở trung ương. Các nội dung khám: khám lâm sàng tổng quát các chuyên khoa nội, ngoại, mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, phụ sản với cán bộ nữ; khám cận lâm sàng như: siêu âm ổ bụng, X-quang, điện tâm đồ, siêu âm tim, sinh hóa máu, xét nghiệm huyết học và khám cận lâm sàng khác.

Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ là việc làm thiết thực nhằm giúp các cán bộ nắm được thông tin tình trạng sức khỏe của bản thân, qua đó có phác đồ điều trị kịp thời, hạn chế tối đa những thương tổn và phòng ngừa các biến chứng của một số bệnh. 

Nguyễn Tuyết – Minh Tùng
 (Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Các tin khác


Đảm bảo các quy định trong hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo

Trước thông tin người dân phản ánh trên địa bàn có một số đơn vị tổ chức khám, chữa bệnh nhân đạo (KCBNĐ) khi chưa có sự đồng ý của cơ quan quản lý là Sở Y tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro đến tính mạng, sức khỏe của người được khám, chữa bệnh (KCB). Đồng thời hoạt động này có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, nhất là ô nhiễm vi sinh vật trong đất, nguồn nước nơi tổ chức KCB, gây ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe nhân dân nếu không đảm bảo các điều kiện quy định. Theo đó, ngành Y tế đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, UBND các huyện, thành phố đề nghị tăng cường quản lý hoạt động KCBNĐ trên địa bàn.

Đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau bão số 3

Cơn bão số 3 đã gây ngập lụt, sạt lở đất ảnh hưởng đến tính mạng của người dân trên địa bàn tỉnh. Sau bão, nguy cơ dịch bệnh phát sinh. Ngành Y tế tỉnh đã và đang chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

Kịp thời đến hiện trường khám, điều trị cho người bị thương tại xóm Chầm, xã Tân Minh

Ngay sau khi nhận được thông tin vụ sạt lở đất tại nhà ông Xa Văn Sộm, xóm Chầm, xã Tân Minh làm 4 người chết, 1 người bị thương, cán bộ Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Đà Bắc đã đến hiện trường để hỗ trợ y tế, điều trị bệnh nhân bị thương.

Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh về kiểm soát nhiễm khuẩn

Đoàn công tác Cục quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế do TS, BS Nguyễn Thị Thanh Hà, Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bộ Y tế làm trưởng đoàn vừa có buổi làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Thành lập các tổ cấp cứu lưu động để hỗ trợ y tế địa phương trong các tình huống khẩn cấp

Bộ Y tế đề nghị y tế các địa phương tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân. Các bệnh viện tuyến Trung ương khẩn trương ra quyết định thành lập các tổ (đội) cấp cứu lưu động để hỗ trợ trong các tình huống khẩn cấp.

Gia tăng người trẻ đến khám vì rối loạn tiền đình

Ngày càng có nhiều người trẻ tuổi đến bệnh viện khám vì bệnh rối loạn tiền đình. Tại Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình một tháng tiếp nhận hơn 100 người trẻ rối loạn tiền đình, nhỏ nhất 26 tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục