Trước việc ghi nhận các ca mắc bệnh sởi ở trẻ chưa đến độ tuổi tiêm chủng vắc xin trên địa bàn cả nước tăng cao, 5 trường hợp đã tử vong và tại tỉnh Hòa Bình từ đầu năm đến nay ghi nhận 12 trường hợp mắc bệnh sởi, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, ngành Y tế tỉnh tích cực triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi.
Cán bộ Trạm Y tế xã Sào Báy (Kim Bôi) tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi cho trẻ em trên địa bàn.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã rà soát đối tượng, đề xuất nhu cầu vắc xin để tổ chức Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi của tỉnh. Theo rà soát cần 3.600 liều cho trẻ 6 - 9 tháng tuổi; 5.900 liều cho trẻ 1 - 10 tuổi. Đến ngày 24/3, toàn bộ số vắc xin đã được chuyển về CDC tỉnh. Mục tiêu chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi. Cụ thể, đảm bảo 95% trẻ thuộc đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định được tiêm 1 mũi vắc xin chứa thành phần sởi. Đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng tiêm chủng theo các quy định của Bộ Y tế. Chiến dịch được triển khai sớm ngay sau khi vắc xin được phân bổ, kết thúc tiêm chậm nhất ngày 31/3.
Với thời gian triển khai ngắn, để đảm bảo kế hoạch đề ra, các lực lượng chức năng từ tỉnh đến cơ sở đã khẩn trương vào cuộc tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin đến trạm y tế các huyện, thành phố và tổ chức tiêm. Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông đến các đối tượng.
Cùng đoàn giám sát của CDC tỉnh, chúng tôi đến 2 huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ. Tại xã Nam Thượng (Kim Bôi) ghi nhận người dân tích cực tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi. Đoàn công tác của Sở Y tế, CDC tỉnh cũng đã giám sát thực tế, hỗ trợ triển khai công tác tiêm chủng tại Trạm Y tế xã Sào Báy (Kim Bôi) và các xã Phú Thành, Phú Nghĩa (Lạc Thuỷ). Ngành Y tế đã thành lập 2 đoàn giám sát hỗ trợ các tuyến trước, trong và sau chiến dịch tiêm vắc xin sởi, đảm bảo công tác tiêm chủng an toàn.
Đưa con trai Bùi Đức Bảo đến tiêm vắc xin phòng bệnh sởi tại Trạm Y tế xã Nam Thượng, chị Bùi Thị Hồng, xóm Nam Thượng chia sẻ: Trên các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình và sự nguy hiểm của dịch sởi, tôi đã đưa con đến tiêm và được các bác sỹ tư vấn đầy đủ. Sau tiêm, sức khoẻ cháu ổn định, tôi yên tâm.
Nhiều phụ huynh khác cũng đã đưa con đến tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi. Công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng phòng, chống bệnh sởi đã được các cấp, ngành chức năng xã Nam Thượng triển khai tích cực. Bác sỹ Đinh Công Nghị, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Nam Thượng cho biết: Ban Chỉ đạo xã đã tích cực triển khai chiến dịch tiêm chủng, đẩy mạnh công tác truyền thông. Trên địa bàn xã có 72 trẻ trong lứa tuổi tiêm vắc xin sởi nhưng trong ngày tiêm một số trẻ bị ốm, chúng tôi sẽ tiêm bổ sung.
Theo thống kê của CDC tỉnh, tính đến ngày 31/3, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi trong toàn tỉnh đạt 87,4% (9.128 mũi tiêm/10.448 đối tượng tiêm). Tổng số trẻ chưa tiêm 1.320, trong đó 1.128 trẻ hoãn tiêm do ốm; phụ huynh không đồng ý tiêm, chờ tiêm vắc xin dịch vụ 192 trẻ.
Bác sỹ CKI Bùi Văn Phón, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, CDC tỉnh cho biết: Công tác triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi đã được sự quan tâm chỉ đạo của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, UBND tỉnh, Sở Y tế cùng các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh; sự tham gia nhiệt tình của cán bộ y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở; sự ủng hộ của nhà trường, phụ huynh, người dân. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Nguyên dân do thời gian triển khai gấp, hướng dẫn chưa rõ ràng về điều tra đối tượng, nhiều văn bản bổ sung sửa đổi dẫn đến khó khăn trong lập kế hoạch, điều tra đối tượng. Thời gian giao mùa nên lượng trẻ ốm nhiều, chiếm tới 10,8% nên hoãn tiêm; phụ huynh không đồng ý cho con tiêm, chờ tiêm vắc xin dịch vụ chiếm 1,8%, ảnh hưởng đến kết quả chiến dịch.
Trước thực tế trên, Sở Y tế tỉnh đã ban hành Công văn hoả tốc số 986/SYT-NVY, ngày 1/4/2025 về việc đề nghị tiêm bù, tiêm vét vắc xin phòng, chống bệnh sởi. Theo đó, để tạo miễn dịch cộng đồng nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh sởi, Sở Y tế đề nghị Cục Phòng bệnh và Bộ Y tế cho phép tỉnh tiếp tục triển khai tiêm bù, tiêm vét vắc xin phòng, chống bệnh sởi trong thời gian tới nhằm đảm bảo tỷ lệ bao phủ đạt tối thiểu 95% theo mục tiêu đề ra.
Hương Lan
Ngày 28/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thực hiện giám sát trường hợp bệnh và công tác phòng, chống bệnh giun rồng tại tỉnh Hòa Bình. Đoàn công tác có Tiến sĩ Mgaywa Magafu, chuyên gia y tế công cộng của WHO; Tiến sĩ Gautam Biswas, chuyên gia của WHO - tư vấn ngắn hạn hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động phòng ngừa, kiểm soát bệnh giun rồng.
Từ ngày 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với ba trường hợp: Không thể cài đặt các ứng dụng BHXH số (VssID), định danh điện tử (VNeID) và không có căn cước công dân (CCCD) có gắn chip.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có biết bao tấm gương y, bác sỹ, y tá quân y, dân y của tỉnh kiên cường, dũng cảm trên khắp các chiến trường. Nhiều người đã để lại một phần xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Có những cán bộ y tế vĩnh viễn ra đi, hiến trọn đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc, góp phần đưa đất nước đến ngày toàn thắng.
Ngày 27/3, Sở Y tế tổ chức giám sát hỗ trợ công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn 2 huyện Kim Bôi, Lạc Thủy.
Chỉ với thao tác gõ phím trên thanh tìm kiếm facebook, người tiêu dùng có thể lạc vào "mê trận” của những lời rao bán bỉm trẻ em "nhập khẩu Hàn Quốc, Nhật Bản” - giá thành rẻ giật mình, bao bì bắt mắt và những lời cam kết nịnh tai: "An toàn tuyệt đối cho bé”, "Sản xuất theo công nghệ cao cấp”. Song ít ai biết, đằng sau những lời quảng cáo hào nhoáng ấy là những chiếc bỉm bị "đánh tráo xuất xứ”.
Nhiều người lớn còn chủ quan, cho rằng sởi chỉ xuất hiện ở trẻ em nên không chú ý tiêm vaccine và khám bệnh, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, người lớn khi mắc sởi cũng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.