Bệnh nhân diện BHYT khám bệnh tại BV Hoàn Mỹ ngày 19-1

Bệnh nhân diện BHYT khám bệnh tại BV Hoàn Mỹ ngày 19-1

Với Luật BHYT mới, đáng lý người dân phải được thụ hưởng những ưu đãi từ một chính sách an sinh hơn, nhân ái hơn. Thế nhưng, sự “cải tiến” gắn kèm những bất cập, phiền toái đã đi ngược lại ý nguyện của người dân. Bằng chứng là nhiều quyền lợi người bệnh bị bỏ qua và càng gây áp lực cho bệnh viện - vốn chỉ tập trung vào chuyên môn khám chữa bệnh cứu người

Thiệt thòi cho bệnh nhi

Nhiều phụ huynh đang chăm sóc con tại BV Nhi đồng 2 TPHCM trong mấy ngày qua không khỏi băn khoăn vì mỗi lần làm thủ tục xét nghiệm, nhận thuốc lại được bác sĩ yêu cầu tạm ứng tiền. Chị Châu Thị Hoa (ngụ Thủ Đức), nói trước đây không hề có chuyện tạm ứng nhưng nay bác sĩ nói BHYT không thanh toán nữa.

Con chị Hoa đang điều trị hội chứng thận hư, khi làm thủ tục xét nghiệm cho con, chị được bác sĩ giải thích là không nằm trong danh mục thanh toán của BHYT mới nên phải chi trả, trong khi những xét nghiệm đó trước đây trẻ dưới 6 tuổi được hưởng 100%.

Một số phụ huynh khác cũng thắc mắc vì quyền lợi của con họ không còn được bảo đảm như trước đây. Theo BS Vũ Quang Vinh, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp BV Nhi đồng 2, theo Luật BHYT mới, đối tượng bệnh nhi là thiệt thòi nhất.

Trước 1-1-2010, BHYT cho bệnh nhi thực thanh thực chi, bệnh viện cứ thế mà điều trị cho đúng phác đồ, nhưng nay phải cân nhắc từng tí một, xem liệu có nằm trong danh mục BHYT không, nếu không thì phải bàn bạc với phụ huynh để chi trả.

Cũng theo BS Vinh, danh mục thuốc BHYT mới không có một số thuốc, xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhi, như xét nghiệm định lượng thuốc chống thải ghép (cho ghép gan) làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bệnh nhân.

Còn thuốc chống thải ghép trước đây được hưởng 100%, thì nay bệnh nhân phải trả 50% do BHYT không duyệt. Ngoài ra, một số loại thuốc cần chỉ định điều trị cho trẻ nhưng không phải mục đích điều trị ung thư, chống thải ghép (hội chứng thận hư) thì cũng không được BHYT thanh toán 100%.

Bên cạnh đó, một số xét nghiệm tuy nằm trong danh mục BHYT nhưng bệnh viện không làm được, phải chuyển qua Trung tâm Medic nhưng giá chênh lệch cao hơn, buộc bệnh nhân phải trả…

Qua đó để thấy rằng, Luật BHYT mới đã tác động “bất lợi” lên nhiều đối tượng bệnh nhân, không chỉ bệnh nhân mắc bệnh mãn tính (chạy thận nhân tạo, ung thư), bệnh nhân nghèo, mà ngay cả trẻ em cũng không loại trừ. Và cái “bất lợi” là đánh trực tiếp vào “túi tiền” của bệnh nhân nghèo.

Phân biệt bệnh nhân

Mới “vận hành” Luật BHYT mới nhưng nhiều bệnh viện đã than trời vì lượng bệnh nhân quá tải. Tại BV Chấn thương chỉnh hình, số ca vượt tuyến không ngừng tăng lên mỗi ngày. Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận tại BV Nhi đồng 2 TPHCM.

Theo phân tích của BS Châu Văn Đính, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV Chấn thương chỉnh hình, Luật BHYT mới “khuyến khích” người bệnh vượt tuyến. Nguyên do là theo Luật BHYT cũ, nếu vượt tuyến không đúng quy trình, bệnh nhân phải chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh, nhưng nay chỉ phải chi trả 70% nên… nhẹ nhàng hơn.

Nói như BS Phan Văn Nghiệm, Trưởng phòng Nghiệp vụ y - Sở Y tế TPHCM, chi phí thấp, lại được có dịp lên thành phố thì tội gì bệnh nhân không… vượt tuyến. Ngoài ra, việc triển khai quy trình Luật BHYT mới cũng khiến các bệnh viện mệt nhoài. Nào là mở phòng ốc, tăng nhân viên, đầu tư phần mềm. “Trong khi bệnh viện vốn dĩ làm chuyên môn, nay “quả bóng” BHYT lại đá sang nữa thì nặng quá”, BS Phan Văn Nghiệm nói.

Bên cạnh đó, tại các bệnh viện công hiện đang tồn tại 2 cơ chế song song là khám chữa bệnh theo yêu cầu và theo BHYT. Trong khu điều trị nội trú thì mới lộ rõ sự phân biệt bệnh nhân có điều kiện sẽ được nằm phòng riêng thay vì chung 3-4 em một giường như bên BHYT.

 Không chỉ bệnh nhân kêu ca mà bệnh viện cũng kêu ca vì mức thanh toán mà BHYT chi trả cho bệnh viện khung giá quá lỗi thời 8.000 - 10.000 đồng/giường bệnh (một giường bệnh bao gồm nhiều chi phí như: bông băng, áo, mùng mền…) rõ ràng là bất hợp lý. Ví dụ như mức phẫu thuật viêm ruột thừa, phẫu thuật mụn nhọt (tiểu phẫu hay cắt amiđan thì BHYT chi trả còn thấp.

Cụ thể như cắt amiđan BHYT có 40.000 đồng (không bằng tiền thuốc gây mê chưa tính công bác sĩ). Mà khung giá đó đã áp dụng đã 15 năm nay. Rồi chi phí khám bệnh cho bệnh nhân được BHYT thanh toán 3.000 đồng/bệnh nhân, trong khi nếu làm dịch vụ thì bệnh viện thu tới 35.000-40.000 đồng.

“Một cái đè lưỡi, thêm một cái khẩu trang đã gần 3.000 đồng. Vậy thì bệnh viện khốn đốn xoay trở”, BS Vũ Quang Vinh nói. Chính vì vậy mà không ít bệnh viện hiện vẫn còn tâm lý coi bệnh nhân BHYT là… con ghẻ.

Dù BHYT đã có những nỗ lực để thay đổi chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng nhìn chung những thay đổi trong thời gian qua chỉ mang tính giải pháp tình thế và những quy chế khung giá đến nay đã không còn phù hợp.

Một trong những nguyên do cơ bản của việc ban hành Luật BHYT với cơ chế đồng chi trả là nhằm giảm bớt sự bội chi quỹ BHYT. Tuy nhiên, cơ chế này chưa mang lại an sinh xã hội.

 

                                                                              Theo SGGP

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục