Paraquat (thường có tên thương mại là Gramoxone), loại hóa chất diệt cỏ cực độc đã bị cấm ở châu Âu, lại đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta, có thể trở thành chất “giết người” vô cùng nguy hiểm khi trong phút chốc buồn chán hoặc giận dữ người ta tìm đến nó. Chỉ một ngụm nhỏ, cho dù được cấp cứu sớm và huy động nhiều biện pháp điều trị, nguy cơ tử vong cũng rất cao. Thế nhưng việc quản lý hóa chất này quá lỏng lẻo, có nhữung ca tử vong rất đau lòng, tuổi còn rất trẻ 13, 14… và cũng có cụ trên 70 tuổi

Tỉnh táo cho đến chết

Một ngày cuối năm 2009. Hơn 20h đêm, chị được đưa vào phòng săn sóc tích cực bệnh nhân (BN) nặng của Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy. Người phụ nữ tuổi trên 40 rất xinh đẹp, tỉnh táo đảo mắt nhìn quanh. Lát sau, chị kêu: “Lạnh quá, Yến ơi, lạnh quá”. Người nhà vào, ngoài tấm drap, còn đắp thêm chiếc mền dày phủ kín cả hai bàn chân. Chị lại kêu: “Khát quá”. Vừa uống được chút sữa, bị ói ộc cả ra ngoài. Chị lại kêu: “Lạnh quá”. Người nhà chạy ra ngoài mang vào thêm vớ, găng tay. Cô điều dưỡng bảo bỏ mền, tháo găng ra, vì BN đang bị paraquat “đốt” nóng rát trong người chứ không phải lạnh. Cứ vậy, lăn lộn, bứt rứt. Chị cứ kêu mắc đi vệ sinh, người nhà bảo cứ đi tại chỗ, chị không chịu. Thực tế thì không phải. Chị đòi ngồi dậy, vì khó thở. 2h sáng. Mệt quá, chị thiếp đi một chút, rồi kêu lạnh, đòi ói... Chị lịm dần, không kêu nữa. Cô điều dưỡng bảo người nhà đưa quần áo mặc cho chị kẻo không kịp nữa. Đến 2h25, đôi mắt chị khép hẳn. Giận chồng, chị uống paraquat. Bỏ lại hai con nhỏ.

Giữa tháng 1/2010, tình cờ trở lại Khoa Bệnh nhiệt đới, lại gặp thêm một ca. Ng.Th.M.Th. 21 tuổi, nhà ở Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Th. rất tỉnh táo trả lời các câu hỏi. Chỉ đôi mắt mệt mỏi, môi thâm tím, bên trong miệng lở và tứa máu. Người nhà cho biết: cách đó 5 ngày, Th. bị mẹ rầy, lén uống khoảng 100ml thuốc diệt cỏ màu xanh, được BS xác định là paraquat. Nghe hàng xóm nói, theo kinh nghiệm dân gian uống mật trăn có thể cứu được, nên người nhà cho uống 3 cái mật trăn và tìm sừng tê giác mài ra hòa với nước cho uống... Chiều 17/1 mới đưa vô BV. Chợ Rẫy. Sáng 18/1, Th. cứ đòi về gấp vì mong còn kịp gặp mặt người thân.

BS trực tiếp điều trị Phan Nhật Thành cho biết: hiện BN đã tổn thương thận, gan, và có biểu hiện nhiễm độc, vàng da, vàng mắt. Tiên lượng xấu, vì hiện tại biểu hiện hô hấp đã có vấn đề, có khả năng sẽ đưa đến xơ phổi. Không có một bằng chứng nào cho thấy - kể cả trong y văn - nói rằng uống mật trăn, sừng tê giác có hiệu quả.

Khi uống paraquat với lượng thấp, diễn tiến bán cấp với các biểu hiện ở đường tiêu hóa: loét miệng, đau dọc xương ức và đau vùng thượng vị do tổn thương dạ dày. Kế đến là vàng mắt, vàng da, xét nghiệm có men gan cao, suy thận. Có thể diễn tiến kéo dài 5 ngày, 7 ngày, 15 ngày sau có biểu hiện tổn thương phổi (xơ phổi ). Ban đầu biểu hiện tím tái, khó thở, sau đó dẫn tới ngưng tim... Đa số BN chết do tình trạng xơ phổi.

Một số rất ít BN vừa ngậm paraquat đã nhổ ra ngay, chỉ tổn thương ở phần miệng thì may ra có thể qua khỏi. Có những trường hợp vàng da, suy thận, sau 2 - 3 tuần theo dõi nếu không thấy có xơ phổi, gia đình xin về, sống hay chết không rõ. Cũng có thể có tổn thương phổi muộn, nhưng do BN không trở lại BV để theo dõi hay tái khám.

Trường hợp uống số lượng nhiều, BN sẽ có biểu hiện nặng tối cấp: nôn ói nhiều, bứt rứt, khó thở, vật vã, tăng thân nhiệt sớm ở 39 – 41o C, sau đó dẫn đến ngưng tim, ngưng thở. Thường những ca này ngưng tim trước khi có biểu hiện suy thận, suy gan và phổi tổn thương.

Ở hầu hết các nước tiên tiến đã cấm sử dụng paraquat, nhưng nước ta thì vẫn dùng. Là người làm công tác chống độc, chúng tôi đã rất nhiều lần gióng lên hồi chuông cảnh báo và mong mỏi kiến nghị cấm nhập paraquat vào Việt Nam được ban hành, may ra mới cứu vãn được tình hình - vì thuốc này quá nguy hiểm cho con người. Cho dù uống chỉ một ngụm nhỏ vẫn có nguy cơ tử vong cao, cho dù thực tế, chúng tôi đã nỗ lực tối đa với mọi biện pháp xử trí tích cực. Theo tài liệu, trong trường hợp này có thể lọc máu, nhưng trên nguyên tắc muốn lọc máu thì BN phải đến BV trong khoảng thời gian trước 2 giờ. Tuy nhiên, tại một BV bạn, đã từng có ca đến trước 2 giờ, BS chỉ định lọc máu, nhưng rồi sau đó BN cũng tử vong - TS.BS. Trần Quang Bính.

Kiến nghị cấm nhập

TS.BS. Trần Quang Bính - Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, BV.Chợ Rẫy cho biết: chỉ tính sơ bộ 6 tháng đầu năm 2009 đã có gần 90 ca nhập viện do uống paraquat. Paraquat là chất diệt cỏ, làm trụi cây rất tốt, nhưng người ta đã uống vào là vô phương cứu chữa, hầu như tử vong 99 - 100% . Chỉ một vài ca sống sót nhưng không biết có uống thật không, hay chủ yếu để dọa người nhà. Có một số ca sống do may mắn, miệng lở nhưng xét nghiệm máu và nước tiểu đều âm tính paraquat. Một số trường hợp xét nghiệm máu (-), nước tiểu (+): hầu như cũng tử vong vào những ngày sau. Bệnh thường diễn tiến nặng trong 2 - 3 tuần lễ, tổn thương gan, thận, sau đó tổn thương phổi, thậm chí 5 - 10 phút trước khi tử vong vẫn còn tỉnh.

Theo lời kể của TS. Bính, có những cái chết rất thương tâm. Trước đây có một cặp thương nhau còn rất trẻ, cùng uống paraquat và được đưa vô đây. Khoảng 6h chiều cô gái ra đi, đến tối thì cậu con trai nối bước. Cả hai được gia đình đưa về. Hoàn cảnh đưa tới uống paraquat có nhiều: chuyện tình cảm, học hành bị ba mẹ rầy, công nhân thất nghiệp, làm ăn thất bại, mâu thuẫn trong gia đình... Chỉ cần uống một nắp nhỏ 10 - 15ml paraquat cũng không cứu được, có ca lúc mới vô chỉ tổn thương gan thận nhẹ, nhưng 1- 2 tuần sau dẫn tới xơ phổi, người nhà thấy cứ hết mệt xin về. Về rồi lại vô. Có khi vừa vô tới cửa làm thủ tục nhập viện là tử vong. Đặc điểm là xơ phổi, khó thở, nhiều người vẫn tỉnh cho đến lúc trước khi tử vong chỉ vài phút.

Được biết, BV. Chợ Rẫy có làm một số nghiên cứu như cho BN chạy thận nhân tạo, lọc máu sớm nhưng chưa có ca nào thành công, vì đa số BN đến muộn trong khi cần BN vào trước 2 giờ đồng hồ (kể từ khi uống). Sau khoảng 2 - 4 giờ là paraquat đã ngấm vào các tổ chức, cơ quan của cơ thể nên hầu như vô phương cứu chữa.

                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục