Bác sĩ tuyến trên khám, phát thuốc cho người bệnh phong tàn tật ở làng Ngol, Huyện Đác Đoa, Tỉnh Gia Lai

Bác sĩ tuyến trên khám, phát thuốc cho người bệnh phong tàn tật ở làng Ngol, Huyện Đác Đoa, Tỉnh Gia Lai

Vùng đất Tây Nguyên bao gồm bốn tỉnh Ðác Lắc, Ðác Nông, Gia Lai và Kon Tum có diện tích tự nhiên khá rộng nhưng mật độ dân cư phân bổ không đều. Kinh tế - xã hội chưa phát triển đã ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

 
Tuy đã đạt được một số thành tựu bước đầu, song ngành y tế xác định cần tập trung đầu tư các nguồn lực cho y tế các tỉnh Tây Nguyên, nhất là công tác phòng, chống bệnh phong còn gặp nhiều khó khăn.


Tỷ lệ phát hiện và lưu hành bệnh phong còn cao


Vượt qua quãng đường đất đỏ khoảng bốn km mà hai bên đường là những rừng cao-su và rẫy cà-phê quay quắt thiếu nước tưới, chúng tôi ghé vào làng Plei Ngol, xã H'Neng, huyện Ðác Ðoa (tỉnh Gia Lai). Cán bộ Trung tâm y tế huyện phải liên lạc trước nhờ trưởng làng YăO (người dân tộc Gia Rai) mời gọi hơn 20 người bệnh phong tập trung tại Nhà văn hóa của làng để bác sĩ trong đoàn công tác Bệnh viện Da liễu quốc gia và Bệnh viện Phong T.Ư Quy Hòa về khám bệnh, cấp thuốc và giày, dép. Theo y sĩ Phạm Chí Toản, người nhiều năm làm công tác phòng, chống phong của Ðác Ðoa thì trước và sau ngày giải phóng, một số người mắc bệnh phong rủ nhau về đây sinh sống, dần hình thành nên làng phong sau này. Do đời sống kinh tế khó khăn, ít có điều kiện được chăm sóc y tế, bởi vậy theo thời gian người bị cùi tay, chân, người bị cò rụt, và không ít trường hợp đã bị biến chứng lên mắt, lở loét bàn chân. Các bác sĩ tuyến trên về phải dựa vào cán bộ địa phương phiên dịch và hướng dẫn để khám, cấp thuốc và giày, dép bảo vệ cho người bệnh, đồng thời tư vấn cụ thể cách uống thuốc, tự ngâm rửa bàn chân nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh. Các thầy thuốc chuyên ngành tuyến trên đã phát hiện và đề xuất với cơ sở y tế địa phương có kế hoạch đưa năm trường hợp bị loét lỗ đáo, viêm xương bàn chân lên bệnh viện phong tuyến cuối để phẫu thuật, điều trị. Chúng tôi đến huyện vùng cao biên giới Ngọc Hồi, cách thành phố Kon Tum hơn 70 km. Y sĩ Anôk (người dân tộc Xê Ðăng), sau khi cùng các bác sĩ tuyến trên khám và phát thuốc cho năm, sáu người bệnh đã thực hiện đa hóa trị liệu, cũng như những trường hợp mới phát hiện. Anh cho biết: Cả huyện có hơn 50 người bệnh phong, trong đó 5/7 xã, thị trấn có người mắc bệnh. Ðịa bàn quá rộng, nhất là các xã biên giới (có xã rộng 25 đến 30 km), sống rải rác, còn duy trì nhiều tập tục lạc hậu; trong khi đó chỉ một mình chuyên trách về da liễu, cho nên việc phối hợp các trạm y tế xã khám, điều trị cho người bệnh phong gặp không ít khó khăn. Tuy vậy, từ năm 2005 đến nay, hầu như năm nào ngành y tế huyện Ngọc Hồi cũng phát hiện từ sáu đến 12 trường hợp mắc phong mới. Theo ngành y tế địa phương, không ít huyện như Chư Sê, Mang Yang, Chư Prông (Gia Lai), Ngọc Hồi, Ðác Hà, Sa Thầy (Kon Tum) có tỷ lệ phát hiện hơn 3/100 nghìn dân và tỷ lệ lưu hành bệnh phong còn 0,25 trở lên/ mười nghìn dân. Nếu công tác tuyên truyền làm tốt hơn và có thêm nhân lực thì khả năng phát hiện người mắc bệnh mới còn tăng, vì trong dân cư vẫn có người giấu bệnh...


Duy trì chương trình phòng, chống phong quốc gia


Thực tế cho thấy, các địa phương này, bên cạnh quản lý số người bệnh phong cũ còn khá lớn (như Gia Lai có hơn 600 trường hợp tàn tật nặng) thì hằng năm vẫn phát hiện 25 đến 30 người bệnh phong mới. Một số huyện như Mang Yang, Chư Sê, Chư Prông, Kông Chro, Ia Pa, Ðức Cơ... tình hình bệnh phong còn diễn biến phức tạp khiến tỷ lệ phát hiện mới là hơn 2/100 nghìn dân, và tỷ lệ lưu hành bệnh phong là 0,18/10.000 dân (cao nhất, nhì cả nước). Ðiều đáng nói là ở Gia Lai, lâu nay tồn tại hơn 20 làng phong được hình thành trước và sau ngày giải phóng rải rác ở vùng sâu, vùng xa, thuộc 17 huyện, thị xã trong tỉnh. Song vì nhiều lý do, họ ít có điều kiện tiếp cận chăm sóc của y tế nên tỷ lệ tàn tật độ 2 khá cao. Cũng vì lẽ đó, Gia Lai và Kon Tum là một trong ít các tỉnh còn lại chưa hoàn thành loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn Việt Nam. Qua đợt kiểm tra, đánh giá hoạt động của y tế các tỉnh Tây Nguyên cuối tháng 3, đầu tháng 4 vừa qua, đại diện lãnh đạo Bộ Y tế và Chủ nhiệm chương trình phòng, chống phong quốc gia PGS, TS Trần Hậu Khang cho biết: Các địa phương Gia Lai và Kon Tum cần quan tâm nhiều hơn công tác phòng, chống bệnh phong. Bởi vậy, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho tuyến trên, Tây Nguyên nói chung trong đó Gia Lai và Kon Tum cần ưu tiên củng cố và phát triển y tế cơ sở, nhất là công tác phòng, chống bệnh phong. Trong số hàng loạt biện pháp như khắc phục tư tưởng lơ là, thỏa mãn với thành tích đã đạt được, tăng cường công tác truyền thông - giáo dục bệnh phong tới địa bàn vùng sâu, vùng xa. Xã hội hóa công tác phòng, chống phong, cần có đề tài nghiên cứu các làng phong ở Tây Nguyên thì việc tạo nguồn nhân lực chuyên ngành có chất lượng là hết sức quan trọng. Vì thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn và gắn bó với nghề, công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh phong đang tiềm ẩn ở địa bàn vùng sâu, vùng xa Tây Nguyên sẽ gặp nhiều khó khăn. Do tỷ lệ phát hiện người mắc bệnh phong mới, và tỷ lệ lưu hành bệnh phong ở địa bàn này còn cao cho nên công tác giám sát dịch tễ cần phải thường xuyên và bằng nhiều hình thức (khám tiếp xúc, khám bằng hình ảnh, khám theo cụm dân cư và khám toàn dân). Dĩ nhiên trong điều kiện còn thiếu nguồn nhân lực, Tây Nguyên cần sự hỗ trợ của tuyến trên theo hoạt động chỉ đạo tuyến và thực hiện có hiệu quả Ðề án 1816 của Bộ Y tế một cách lâu dài, bền vững. Có như vậy mới mong các địa phương ở Gia Lai, Kon Tum hoàn thành được công tác loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn Việt Nam vào năm 2015...
 
 
                                                                                    Theo ND

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục