Trong chúng ta ai cũng đã phải dùng đến thuốc. Thế nhưng có mấy ai biết rằng khi vào cơ thể thuốc có những cách tác dụng nào?

Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân

Tác dụng tại chỗ là tác dụng của thuốc ngay tại nơi thuốc tiếp xúc. Ví dụ như các thuốc bôi ngoài da, thuốc bao bọc niêm mạc đường tiêu hóa (kaolin, hydroxyd nhôm)...  Còn tác dụng toàn thân là tác dụng xảy ra sau khi thuốc đã được hấp thu vào máu qua đường hô hấp, đường tiêu hóa hay đường tiêm... Như vậy, tác dụng toàn thân của thuốc không có nghĩa là thuốc tác dụng khắp cơ thể mà chỉ là thuốc đã vào máu để "đi" khắp cơ thể phát huy tác dụng.

Tác dụng chính và tác dụng phụ

Trong các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc  thường thấy có ghi tác dụng hoặc chỉ định điều trị của thuốc đó và tác dụng phụ của thuốc.  Vậy tác dụng chính của thuốc là tác dụng để điều trị bệnh. Khi uống thuốc vào bệnh sẽ được chữa khỏi. Song bên cạnh tác dụng điều trị này, thuốc còn có thể gây nên nhiều tác dụng khác còn gọi là các tác dụng không mong muốn (ADR) do thuốc gây ra. Các ADR này có thể từ nhẹ, chỉ gây khó chịu cho người dùng như: chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ... đến nặng như loét dạ dày tá tràng, tụt huyết áp, sốc phản vệ...

 Ví dụ, aspirin là thuốc hạ nhiệt, chống viêm, giảm đau (tác dụng chính), nhưng lại gây chảy máu tiêu hóa (tác dụng không mong muốn). Các tác dụng không mong muốn này thậm chí xảy ra ở ngay liều điều trị. Vì vậy, trong điều trị người ta thường tìm cách để khắc phục tác dụng phụ và làm tăng tác dụng chính của thuốc như phối hợp thuốc, thay đổi đường dùng...

Tác dụng hồi phục và không hồi phục

Sau khi vào cơ thể làm xong "nhiệm vụ" của mình thuốc bị thải trừ. Khi đó chức phận của cơ quan lại trở về bình thường. Đó là tác dụng hồi phục của thuốc. Ví dụ, bệnh nhân cần phẫu thuật phải dùng thuốc gây mê. Sau cuộc phẫu thuật đó (sau khi thuốc mê đã thải trừ hết ra  khỏi cơ thể) người bệnh lại trở lại trạng thái tỉnh táo bình thường.

Bên cạnh đó cũng có những tác dụng phụ của thuốc có thể hồi phục. Ví dụ, uống rifampicin trong điều trị lao, nước tiểu bệnh nhân thường có màu đỏ sẫm nhưng khi ngừng thuốc hiện tượng này sẽ hết (còn gọi là tác dụng phụ không gây nguy hiểm cho người bệnh).

Tác dụng không hồi phục nghĩa là thuốc làm mất hoàn toàn chức phận của tế bào, cơ quan. Ví dụ, cloramphenicol có tai biến gây suy tủy xương, tetracyclin gây vàng răng...

Tác dụng chọn lọc

Tác dụng chọn lọc của thuốc là tác dụng điều trị xảy ra sớm nhất, rõ rệt nhất. Digitalis gắn vào tim, não, gan, thận... nhưng với liều điều trị chỉ có tác dụng trên tim; albuterol (salbutamol, ventolin) trong điều trị hen phế quản chỉ kích thích chọn lọc receptor b2 adrenergic... Chính vì tác dụng chọn lọc của thuốc này làm cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, tránh được nhiều tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục