Hiện nay, ngày càng nhiều gia đình sử dụng nước đóng chai, nước khoáng... mà không hiểu rõ tác động của chúng đến sức khỏe ra sao. Nếu chọn nước không an toàn, không những không có tác dụng giải khát mà còn gây hại tới sức khỏe.

Nước tinh khiết

Nước suối là từ gọi chung cho loại nước uống tự nhiên đóng chai trước đây thường dùng. Nước tinh khiết là nước lọc, nước thủy cục đã qua khử trùng công nghiệp hoặc nấu sôi tại nhà.

Chúng ta cần phân biệt các loại nước đóng chai là nước tinh khiết hay nước khoáng. Nước tinh khiết là loại nước thông thường được khuyên dùng hàng ngày cho tất cả mọi người, có bệnh lý hay không có bệnh lý. Khi nói về nhu cầu nước khuyến nghị cho một người trong một ngày thì có thể coi đây là nhu cầu nước tinh khiết.

 Nên chọn nước uống phù hợp để bảo đảm sức khỏe.

Nước khoáng

Là nước uống có chứa các chất khoáng như natri, kali, can-xi, ma-giê... Các loại nước khoáng do chứa thêm các chất khoáng nên phải dùng đúng lúc, đúng đối tượng, không được sử dụng bừa bãi. Các loại nước khoáng thiên nhiên thường có nồng độ khoáng không quá cao nên những người trưởng thành có chức năng thận tốt có thể sử dụng được. Nước khoáng được khuyến khích sử dụng cho người tập thể thao hoặc làm việc ngoài trời bị mất nhiều mồ hôi, người bị tiêu chảy cấp để bù các ion khoáng cho cơ thể bị mất qua mồ hôi và phân trong thời hạn ngắn vài giờ sau mất nước, sau đó vẫn nên dùng nước tinh khiết để bù nước cho cơ thể. Đối với người bình thường (không bị mất chất khoáng nhiều như những đối tượng kể trên) không khuyến khích dùng nước khoáng thường xuyên, mặc dù nếu thận hoạt động tốt những chất khoáng thừa vẫn được thải ra ngoài. Người bệnh thận có chức năng thải khoáng kém cũng không nên uống nước khoáng vì những chất khoáng dư thừa sẽ tích lũy lại trong người và gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, phù...

Riêng với trẻ em, chỉ sử dụng nước tinh khiết không có chứa chất khoáng để pha sữa và cho trẻ uống hằng ngày, vì chức năng thận của trẻ em còn non yếu và cũng không nên bắt thận trẻ làm việc nhiều hơn để thải chất khoáng dư thừa ra ngoài. Nước khoáng chỉ nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy hay nôn nhiều bị mất chất khoáng cần bổ sung.

Ngoài ra, các vi khoáng như kẽm nếu quá nhiều cũng có thể gây ngộ độc kẽm cấp tính với biểu hiện đau vùng thượng vị, chóng mặt và nôn mửa. Còn Fluor là chất khoáng quan trọng tham gia vào quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng, giúp men răng cứng hơn. Nhưng nếu sử dụng fluor không đúng có thể dẫn đến ngộ độc fluor.

Hiện cả nước có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai. Nhưng chủ yếu là cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ, công nghệ còn chưa được đầu tư thoả đáng, địa bàn sản xuất không bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường... Trong năm 2009, thực tế kiểm tra cho thấy 27,9% cơ sở không đảm bảo điều kiện sản xuất, 24,9% chất lượng vệ sinh nước không đảm bảo, có độ PH cao, nhiễm vi sinh vật như Coliforms, Preudomons, aeruginosa rất nguy hiểm có thể gây mủ vết thương, gây viêm phổi, nhiễm khuẩn hệ hô hấp, suy yếu hệ miễn dịch... Vì vậy, mỗi gia đình nên tự nấu sôi, lọc nước sạch bằng những bình lọc Pasteur với những trụ thạch cao là tốt nhất. Nếu sử dụng nước đóng chai nên chọn các hãng sản xuất có uy tín để đảm bảo sức khoẻ.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục