Đăng ký khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM

Đăng ký khám bệnh BHYT tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM

Ngày 14-7, tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND TPHCM, các sở, ngành liên quan về việc giải quyết kiến nghị của cử tri về những vướng mắc trong việc thực hiện Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), nhiều thành viên trong đoàn công tác của Ban Dân nguyện-Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng người bệnh còn quá khốn khổ vì BHYT.

 

"Râu” y tế, “cằm” xây dựng!

 
Theo nhiều đại biểu, Luật BHYT hiện nay còn một số điểm, điều khoản chưa rõ ràng, các thông tư hướng dẫn sửa đổi chưa bổ sung kịp thời nên người bệnh chưa được chăm sóc đúng mức. Theo ông Trần Thế Vượng, Trưởng Đoàn công tác Ban Dân nguyện, sau hơn một năm triển khai thực hiện nhưng mỗi nơi thực hiện BHYT mỗi kiểu. Ông cho biết hàng loạt bức xúc, kiến nghị của cử tri mà Ban Dân nguyện ghi nhận tập trung nhiều nhất, gồm: Giải quyết quyền lợi BHYT cho người bị tai nạn giao thông; việc cấp đổi thẻ BHYT cho trẻ em, học sinh, sinh viên; vấn đề BHYT chi trả khấu hao trang thiết bị giữa bệnh viện công và bệnh viện tư... “Ray rứt nhất vẫn là bất lực quản lý về giá thuốc của ngành y tế” - ông Vượng nói.
 
Về vấn đề này, bác sĩ Phan Văn Báu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nêu ra một thực tế tréo ngoe: Quy định bắt buộc đấu thầu thuốc vào các bệnh viện được Bộ Y tế triển khai từ năm 2005. Tuy nhiên, do chưa có quy định đấu thầu nào đặc trưng cho ngành y tế nên phải áp dụng cách đấu thầu của ngành xây dựng.
 
Cũng theo bác sĩ Báu, tiền thuốc chiếm 50%-60% chi phí y tế của người bệnh. Muốn quản được giá thuốc phải quản lý ngay đầu vào từ Bộ Y tế.  Ngoài ra, phải nhanh chóng thành lập một trung tâm đầu mối chuyên phân phối thuốc cho các bệnh viện.
 
Vẫn còn chậm
 
Theo ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM, đến cuối tháng 6-2010, TPHCM có hơn 4,3 triệu người tham gia BHYT (tăng hơn 45% so với trước khi có luật); tổng số tiền tham gia BHYT là 1.146 tỉ đồng. TPHCM cũng là một trong những địa phương tiên phong trong việc hỗ trợ kinh phí BHYT cho người nghèo, cấp thẻ BHYT cho trẻ em, học sinh, sinh viên... Tuy nhiên, ông Sang cũng nhìn nhận tiến độ triển khai thực hiện Luật BHYT tại TP dù không “ám ảnh” như các địa phương khác nhưng vẫn còn chậm so với tình hình chung. Nguyên nhân khách quan là do cơ chế, quy định từ các cơ quan cấp Trung ương.
 
 Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết nhờ sự đốc thúc, phối hợp thực hiện chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương nên việc triển khai Luật BHYT cơ bản tạo thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, theo Sở Y tế TPHCM, vẫn còn quá nhiều vướng mắc: Bệnh viện gây khó cho người tham gia BHYT, việc đồng chi trả từ 5%-20% vượt quá khả năng đối với người bị bệnh nặng, mãn tính, chưa có biện pháp chế tài đối với đối tượng bắt buộc tham gia BHYT là học sinh, sinh viên...
 
Một vấn đề bức xúc khác được bác sĩ Nguyễn Tài Dũng, đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, nêu: Khi triển khai Luật BHYT, các ngành đã cắt phần hỗ trợ của Nhà nước 20.000 đồng/học sinh vốn đã tồn tại lâu nay. Đây là khoản chi phí rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh. Chúng tôi đã kiến nghị trả lại khoản này cho học sinh nhưng không nthấy cơ quan nào hồi âm.

7 vấn đề của BHYT

Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TPHCM, đưa ra 7 kiến nghị nhằm phát triển BHYT: Lập danh sách cấp thẻ BHYT khi trẻ làm giấy khai sinh; nâng cấp mở rộng cơ sở y tế; vận động học sinh, sinh viên tham gia BHYT; định giá một số kỹ thuật y tế dành cho trẻ em; hướng dẫn thanh toán BHYT cho người bị tai nạn giao thông; quản lý giá thuốc; hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên tham gia BHYT.

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục