Cán bộ thú y điều trị bệnh LMLM cho trâu tại xã Đồng Nghê - Đà Bắc

Cán bộ thú y điều trị bệnh LMLM cho trâu tại xã Đồng Nghê - Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù mấy năm gần đây tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp trên cả nước gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế của người chăn nuôi như dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng... Tuy nhiên với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở đã làm tốt công tác dự phòng và triển khai các biện pháp phòng trừ và khoanh vùng dập bệnh kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra.

 

Theo anh Lương Thanh Hải, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh: Chi cục Thú y Hoà Bình hiện có 285 cán bộ, công chức, lao động; trong đó hệ thống cán bộ thú y tỉnh và huyện là 83 cán bộ và 202 nhân viên thú y xã, thị trấn. Trước đây sản xuất chăn nuôi của Hoà Bình chủ yếu là chăn nuôi quảng canh, nhỏ lẻ theo phương thức chăn nuôi tận dụng, hiệu quả chăn nuôi thấp. Chăn nuôi còn phân tán manh mún, sản phẩm hàng hoá chưa nhiều và phát triển chưa bền vững. Quy hoạch chăn nuôi chưa cụ thể nhất là phân vùng sản xuất. Các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi còn chưa đồng bộ.... Tuy nhiên những năm gần đây, cùng với những chuyển biến tích cực về nhận thức của nhân dân, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống nông nghiệp của tỉnh đã thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chăn nuôi của tỉnh đã có những chuyển biến rất cơ bản, đã hình thành các vùng chăn nuôi tập trung như vùng chăn nuôi lợn, vùng chăn nuôi gà công nghiệp, vùng chăn nuôi dê... Đến nay, toàn tỉnh có trên 200 trại chăn nuôi quy mô, nhiều trại được đầu tư lớn hiện đại theo phương thức chăn nuôi thâm canh. Hàng năm tỉnh ta đã xuất ra ngoài tỉnh khoảng gần 3 triệu con gia cầm, 15 triệu quả trứng, 1 triệu gà giống, 2.000 tấn thịt trâu bò và 1.000 tấn lợn giống. Định hướng phát triển chăn nuôi từ nay tới năm 2015 của tỉnh đề ra là phấn đấu tăng cao tổng giá trị sản xuất chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 36% và cao hơn nữa ở những năm tiếp theo. Vì vậy, Chi cục Thú y tỉnh đã đưa ra các giải pháp như: Quy hoạch các vùng chăn nuôi hàng hoá phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sinh thái. Tăng tỷ trọng chăn nuôi trang trại, gia trại, chăn nuôi thâm canh, bán thâm canh, sản xuất hàng hoá bền vững. Bảo tồn các giống quý của địa phương, đồng thời nhập thêm các giống mới năng suất chất lượng cao vào chăn nuôi. Đưa tỷ lệ sử dụng thức ăn qua chế biến và thức ăn công nghiệp ở gia trại, trang trại là 100%, và tại các hộ chăn nuôi lên 50% vào năm 2015. Tổ chức chăn nuôi những con gia súc, gia cầm đặc sản...    

 

Trên thực tế, để ngành chăn nuôi phát triển phải làm tốt công tác thú y vì nó là giải pháp mang tính quyết định cho sự thành bại trong sản xuất chăn nuôi. Những năm gần đây, diễn biến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm hết sức phức tạp. Nhiều loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phát triển gây hại cho sản xuất chăn nuôi và đe doạ sức khoẻ con người như dịch Cúm gia cầm, dịch Lở mồm long móng, dịch Đậu dê, bệnh Lợn tai xanh.... Do đó Chi cục Thú y luôn tập trung duy trì và đẩy mạnh công tác tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc gia cầm năm sau cao hơn năm trước chủ động tạo miễn dịch cho đàn gia súc, gia cầm nhằm khống chế dịch bệnh, phát triển chăn nuôi. Đã tiến hành tiêm phòng đạt 50% trên tổng đàn trâu bò xấp xỉ gần 200.000 con; đạt 30% trên tổng đàn lợn 450.000 con; cung ứng tiêu thụ trên 400 nghìn liều thuốc phòng bệnh cho đàn gia cầm....  Qua đó, bước đầu đã khống chế thành công bệnh nhiệt thán, dịch tả trâu bò và một số loại bệnh nguy hiểm khác, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, dịch lợn tai xanh, dịch đậu dê, góp phần bảo vệ sản xuất chăn nuôi và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Bên cạnh đó, ngành Thú y đã thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ, kinh doanh gia súc, sản phẩm gia súc và thuốc thú y. Duy trì và đẩy mạnh công tác kiểm soát tại các chốt kiểm dịch, hạn chế đến mức thấp nhất sự lây lan dịch bệnh từ các địa phương lân cận vào địa bàn tỉnh.

                                                                                                  

 

                                                                         Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục