Phụ gia được bày bán tràn lan tại chợ Kim Biên quận 5 TPHCM.

Phụ gia được bày bán tràn lan tại chợ Kim Biên quận 5 TPHCM.

Ngay sau khi liên tiếp phản ánh tình trạng sử dụng, buôn bán hóa chất, phụ gia tràn lan (đăng ngày 27, 28-12), dư luận tỏ ra bức xúc trước cung cách quản lý kém cỏi của cơ quan chức năng, cũng như lương tâm của các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm. Để nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo hơn, SGGP đã ghi nhận ý kiến từ chuyên gia và nhà quản lý.

  • BS TRẦN VĂN KÝ, Hội Khoa học kỹ thuật thực phẩm Việt Nam: Hàm lượng phụ gia, hóa chất quá cao

Nhà sản xuất, chế biến sử dụng phụ gia, hóa chất trong thực phẩm với nguyên tắc đầu tiên phải rẻ nhưng đạt mục đích. Đó là làm cho thực phẩm không bị hư hỏng, thối rữa, giữ được lâu, bắt mắt và ăn có cảm giác ngon hơn. Trong khi hầu hết các loại thực phẩm hiện vẫn được chế biến theo kiểu thủ công, nên khi trộn phụ gia, hóa chất thì có chỗ ít, chỗ nhiều. Chỗ ít thì hay hư hỏng nên để chắc ăn họ cho thêm vào. Mặt khác, gần như suy nghĩ chung của những người chế biến thực phẩm là cứ cho phụ gia, hóa chất nhiều thì đảm bảo thực phẩm như ý muốn, mà không hề có đong đếm một tỷ lệ nào cả. Vì vậy, thường hàm lượng phụ gia, hóa chất trong thực phẩm quá cao. Còn cơ quan chức năng không thể kiểm soát được.

Lâu nay cơ quan chức năng kiểm tra hóa lý cơ bản chứ chưa kiểm tra thành phần hóa chất phụ gia trong thực phẩm. Quy định khi phát hiện phụ gia, hóa chất vượt mức cho phép phải tiêu hủy sản phẩm, xử lý cơ sở chế biến nhưng thực tế chưa thấy có trường hợp nào bị xử lý! Không kiểm soát được, nhà quản lý đổ thừa cho buôn bán tràn lan, người sử dụng vô lương tâm. Thực ra, Bộ Y tế đã có quy định về danh mục hóa chất, phụ gia, những loại nào được phép sử dụng, tỷ lệ bao nhiêu là phù hợp, nhưng xem ra cơ sở kinh doanh hóa chất phụ gia vẫn bán buôn bừa bãi, người mua sử dụng cũng không phân biệt được. Dù sao, trách nhiệm chính cũng thuộc về nhà sản xuất, chế biến thực phẩm.

  • Ông HUỲNH LÊ THÁI HÒA, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TPHCM: “Tội đồ” là nhà sản xuất, chế biến

Trước dư luận phản ánh sa tế độc hại, hóa chất phụ gia sử dụng tràn lan, mấy ngày qua Sở Y tế TPHCM đã cử nhiều đoàn thanh, kiểm tra các nhà hàng bán lẩu, các cửa hàng bán mứt, hạt sấy ở các chợ. Ngoài kiểm tra nguồn gốc, nhãn mác, điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cũng lấy mẫu để kiểm nghiệm các thành phần hóa chất, phụ gia. Nếu phát hiện hóa chất nào độc hại thì đưa vào tiêu chí thanh, kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, thực tế chưa chủ động ngăn ngừa được. Gần như lâu nay chúng ta chỉ tiếp nhận cảnh báo từ các nước rồi mới vào cuộc như vụ sữa có melamine, 3-MCPD trong nước tương… Hiện nay như trái cây Trung Quốc có sử dụng hóa chất gì bảo quản hay không để chỉ định kiểm nghiệm cũng không biết được.

Riêng hóa chất phụ gia, chúng tôi đã kiến nghị xem loại hình kinh doanh này là ngành nghề có điều kiện đặc biệt. Việc kinh doanh phụ gia hóa chất phải tách biệt với các loại hàng hóa khác, người bán phụ gia hóa chất phải có năng lực trình độ hướng dẫn người sử dụng… nhưng đến nay vẫn chưa có ý kiến phản hồi. Có 2 vấn đề đặt ra là cố tình kinh doanh vì lợi nhuận bất chấp sức khỏe người ăn hoặc người sử dụng không có kiến thức sử dụng hóa chất, phụ gia. Ngoài tập huấn, cấp phép, trách nhiệm quản lý của cơ quan chức năng là thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện xử lý nghiêm.

 

                                                                                        Theo SGGP

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục