Được hỗ trợ học nghề thêu ren, chị Nguyễn Thị Huyền (Trung Sơn – Lương Sơn) đã có được thu nhập ổn định để tự nuôi sống bản thân.

Được hỗ trợ học nghề thêu ren, chị Nguyễn Thị Huyền (Trung Sơn – Lương Sơn) đã có được thu nhập ổn định để tự nuôi sống bản thân.

(HBĐT) - Theo Sở LĐ- TBXH, hiện nay, toàn tỉnh có hơn 15.000 đối tượng người tàn tật và trẻ mồ côi. Những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã có nhiều chính sách nhằm hỗ trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Trong đó, hỗ trợ dạy nghề tạo việc làm cho người khuyết tật là chương trình đã thực sự giúp ích cho người khuyết tật vươn lên, sống bằng chính sức lao động của mình.

 

Sinh ra trong một gia đình nghèo có bố bị dị tật bẩm sinh, Nguyễn Thị Huyền ( xã Trung Sơn – Lương Sơn) cũng không may bị dị tật từ nhỏ, chân tay co quắp, Huyền không thể tự làm được những việc đơn giản nhất cho bản thân. Có lẽ cuộc đời của Huyền cứ thế trôi đi trong sự bao bọc của gia đình nếu như tai họa không ập xuống. Năm 2008, cả hai anh trai của Huyền đều bị tử nạn do tai nạn mỏ đá chỉ cách nhau có một năm. Gánh nặng gia đình vì thế đè lên đôi vai gầy của người chị dâu. Thương bố, thương chị, Huyền xin lên trung tâm BTXH Minh Đức học nghề. Qua hai tháng học nghề thêu ren, đến nay, Huyền đã tìm được làm ổn định từ nhận hàng về nhà thêu.

 

Anh Bùi Văn Quý (Phú Lương - Lạc Sơn) là nạn nhân chất độc da cam. Nhà nghèo lại bị dị tật, anh không có điều kiện được học tập đến nơi, đến chốn nên cuộc sống rất khó khăn, tâm lý nặng nề. Năm 2004, anh được Trung tâm Dạy nghề tư thục Long Thành nhận vào học nghề may. Đến nay, anh đã trở thành thợ may lành nghề và còn là nhân viên bảo vệ tích cực của trung tâm. Năm 2010, anh là một trong những người khuyết tật tiêu biểu được về Trung ương dự hội nghị biểu dương người khuyết tật và trẻ mồ côi trong toàn quốc. Anh tâm sự: trước đây, chưa có việc làm, cuộc sống của tôi vô cùng khó khăn, đặc biệt là tâm lý nặng nề vì luôn phải phụ thuộc vào gia đình. Bây giờ không chỉ nuôi sống bản thân, tôi còn gửi tiền về phụ giúp gia đình. Có được điều đó, tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm, tạo điều kiện cho người khuyết tật cơ hội có được việc làm, vươn lên và hoà nhập xã hội.

 

Không chỉ có Trung tâm Dạy nghề tư thục Long Thành, trung tâm BTXH Nhân đạo Minh Đức hiện nay, tại nhiều huyện, thành phố trong tỉnh cũng đã hình thành nhiều trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm cho người khuyết tật và trẻ mồ côi. Bên cạnh đó, mô hình sinh kế cộng đồng đang được triển khai tại phường Đồng Tiến (TP. Hoà Bình) cũng đang tích cực giúp người tàn tật có được cuộc sống ổn định. Song, có một thực tế là những mô hình, trung tâm này không còn là một địa chỉ “việc làm nhân đạo” thông thường mà phần lớn những lao động là người khuyết tật ở đây đã có ý thức vươn lên, khẳng định sản phẩm của mình trên thị trường. Theo ông Đặng Xuân Tửu, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ –TBXH), mô hình sinh kế cộng đồng chỉ góp vốn giúp người nghèo tìm được những việc làm phù hợp còn duy trì việc làm đó hay không là do chính họ. Thực vậy, với hình thức hỗ trợ vốn để mở quán, hỗ trợ máy may, xe ba bánh… đã giúp cho nhiều người khuyết tật có được việc làm ổn định với mức lương từ 800.000 – 1.000.000 đồng/ tháng.

 

Cô Bùi Thị Minh Thức – Giám đốc TT BTXH Nhân đạo Minh Đức cho biết: sau khi dạy các em học nghề thêu ren, trung tâm đưa các em về gia đình và giao mối hàng cho các em thực hiện. Khi giao hàng cho khách cũng đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng khách mới nhận và thu nhập các em mới có. Thực tế, nhiều mặt hàng của các em về kỹ thuật, mỹ thuật không thua kém lao động bình thường khác.

 

Điều đó cho thấy, tất cả những người khuyết tật nếu tạo dựng được công việc phù hợp với khả năng, họ hoàn toàn có thể làm tốt và tự nuôi sống được bản thân. Tuy nhiên, hiện nay, số người khuyết tật được dạy nghề và tạo việc làm vẫn còn hạn chế. Hiện nay, Hội BTNTT &TMC tỉnh đã phối hợp với một số trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã đào tạo, giới thiệu việc làm cho gần 1.000 người khuyết tật. Riêng từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã đào tạo được 75 người khuyết tật với tổng kinh phí hơn 275 triệu đồng và vẫn còn nhiều người khuyết tật khác có nhu cầu học nghề, tạo việc. Theo Ông Bùi Thế Vi, Phó Chủ tịch Hội người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh, điều cốt yếu là phải xã hội hoá công tác dạy nghề tạo việc cho người khuyết tật, có như vậy, người  khuyết tật mới tìm được việc làm tại chỗ, phù hợp với khả năng để họ vươn lên ổn định cuộc sống.

                                                                                              

 

                                                                                   Phương Linh 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục