Những năm gần đây, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Nội liên tục rơi vào mức báo động khi luôn nằm trong top địa phương có mức chênh lệch cao. Sáu tháng đầu năm 2011, tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội cập nhật là 118 trẻ nam/100 trẻ nữ, cao hơn năm 2010 (117/100).
Ngành y tế Hà Nội đã có những giải pháp nào để kiểm soát tình trạng này là nội dung chính được ông Nguyễn Đình Lân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội chia sẻ cùng Hànộimới nhân Ngày Dân số thế giới 11-7 năm nay.
- Xin ông cho biết diễn biến về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của Hà Nội trong những năm qua?
- Như xu hướng chung của cả nước, tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) của Hà Nội bắt đầu chênh lệch từ giai đoạn 2001-2005. Giai đoạn này, tỷ số GTKS là 107/100 (trẻ trai/trẻ gái) và vẫn ở ngưỡng cân bằng cho phép. Sang giai đoạn 2005-2007, tỷ số GTKS bước vào mức báo động khi độ chênh tiếp tục tăng lên, đạt mức 110/100 (Hà Nội cũ) và 115/100 (Hà Tây cũ). Năm 2008, ở khu vực Hà Nội cũ, con số này đã tăng vọt lên 112/100 và ở Hà Tây là 124/100. Trong hai năm 2009 và 2010, tỷ số GTKS ở mức 117/100 và lọt vào top các tỉnh, thành có tỷ số chênh lệch cao nhất cả nước (tỷ lệ này cao nhất ở Hưng Yên với 131/100). Thống kê 6 tháng đầu năm 2011, tỷ số GTKS của Hà Nội tiếp tục tăng lên 118/100.
- Theo ông, nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng này là gì, ở Hà Nội có lý do nào khác biệt so với cả nước không? Đối tượng nào góp phần làm gia tăng chênh lệch nhất?
- Mặc dù người dân Thủ đô có lối sống hiện đại, song vẫn còn tồn tại quan niệm trọng con trai. Tâm lý ấy chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng mất cân bằng GTKS. Người ta lại có điều kiện để thực hiện sự lựa chọn đó với sự "giúp sức" của kỹ thuật siêu âm, chẩn đoán hình ảnh, nạo phá thai...
Điểm khác biệt về nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng GTKS ở Hà Nội chính là ở sự phát triển cao cả về kinh tế - xã hội lẫn dân trí. Chính vì ở Thủ đô tập trung nhiều cơ sở y tế kỹ thuật cao, phụ nữ lại có trình độ nên họ có điều kiện và biết cách lựa chọn giới tính cho con ngay từ lần sinh đầu tiên. Đối tượng lựa chọn GTKS còn tập trung ở phụ nữ sinh con một bề là gái, các gia đình làm các nghề thủ công và có điều kiện kinh tế.
- Để kiểm soát, tiến tới hạ mức chênh lệch GTKS, công tác tuyên truyền luôn được đề cao, nhưng hiện nay, phải chăng việc này khó hơn trước?
- Đúng là công tác tuyên truyền đang gặp những khó khăn nhất định. Về khách quan, trình độ dân trí không đồng đều, dân cư ở nông thôn, nơi mang nặng quan niệm trọng nam khinh nữ, đông hơn thành thị. Kinh tế phát triển, người dân có điều kiện hơn nên họ muốn sinh nhiều con và việc lựa chọn sinh con trai cũng được nhiều gia đình quan tâm.
Về chủ quan, thì mất cân bằng GTKS là vấn đề vừa mới và khó. Trong khi đó, trình độ của cán bộ làm công tác dân số chưa cao và hiểu biết chưa sâu nên công tác tuyên truyền vận động gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo các cấp quan tâm nhiều tới tỷ lệ giảm sinh, chưa chú ý đúng mức đến vấn đề mất cân bằng GTKS.
- Trong điều kiện như vậy, ngành y tế thành phố có kế hoạch gì để nâng cao chất lượng truyền thông, thưa ông?
- Ngay trong tháng 7, thành phố sẽ tổ chức các tụ điểm truyền thông, tuyên truyền mạnh mẽ về giảm thiểu mất cân bằng GTKS. Các quận, huyện cũng đã chuẩn bị kế hoạch ra quân cho chiến dịch cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ năm 2011. Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội sẽ tổ chức triển khai các lớp đào tạo về vấn đề này cho cộng tác viên dân số và cán bộ một số ban, ngành để tăng cường tuyên truyền ở địa bàn dân cư, ngành và đơn vị công tác. Các tài liệu truyền thông về lựa chọn GTKS sẽ được biên soạn, in ấn, phát hành để cung cấp cho cộng đồng. Một số hội thảo về vấn đề này cũng sẽ được tổ chức.
- Ngoài biện pháp truyền thông, theo ông, Hà Nội cần có những chính sách gì để ngăn chặn tình trạng mất cân bằng GTKS?
- Trước tiên là cập nhật, phân tích và xác định các yếu tố tác động của từng vùng, từng quận, huyện và đề xuất các giải pháp ngăn chặn hữu hiệu phù hợp với từng địa phương. Việc giám sát, kiểm tra, xử lý những đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về chẩn đoán giới tính thai nhi, đặc biệt là nạo hút thai để chọn giới tính cho con, phải được tăng cường theo hướng tăng mức xử phạt hành chính, tiến đến thu hồi giấy phép hành nghề. Về lâu dài, chính sách và hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi phải được cải thiện. Chúng ta cũng phải tìm ra những kiến giải cho quan niệm bất bình đẳng về giới tính, nguyên nhân gốc rễ của sự thích con trai.
Theo HaNoiMoi
Dù là người phụ nữ lần đầu hay lần thứ hai làm mẹ cũng đều bỡ ngỡ, hồi hộp khi chăm sóc con vì mỗi trẻ sinh ra có những đặc điểm khác nhau. Bài viết dưới đây của BS. Lê Thu Hương sẽ cung cấp cho các mẹ, các bạn cách chăm sóc, theo dõi trẻ sơ sinh tốt nhất.
Mùa hè nắng nóng, nhưng chúng ta vẫn phải đi lại, lao động, luyện tập ngoài trời nắng nóng nên dễ bị các tổn thương do nhiệt. Nhiệt độ có thể gây ra các bệnh từ nhẹ đến nặng như: phù, chuột rút, ngất xỉu, kiệt sức và say nóng thậm chí phù. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc biết cách phát hiện và điều trị các bệnh này.
Một số loại thực phẩm chức năng được quảng cáo một cách thái quá, thổi phồng về khả năng chữa bệnh khiến cho nhiều người đã tốn rất nhiều tiền để mua lấy niềm hy vọng chữa khỏi một số bệnh nan y. Và kết quả lại không được như mong đợi.
(HBĐT) - Ngày 7/7, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam (NTT&TMC) tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2011. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có TS. Nguyễn Đình Liêu, Chủ tịch T.Ư Hội Bảo trợ NTT&TMC Việt Nam. Tại tỉnh ta có lãnh đạo Hội Bảo trợ NTT&TMC tỉnh các sở, ban, ngành, TT Bảo trợ xã hội tỉnh, Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành…
(HBĐT) - Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mùng 3 hàng tháng, Trung tâm DS - KHHGĐ huyện Mai Châu lại tổ chức họp giao ban với 23 cán bộ chuyên trách dân số của các xã, thị trấn trong huyện.
Thời tiết nắng nóng, đặc biệt là độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, siêu vi… bùng phát, tấn công và gây bệnh cho con người, đặc biệt là trẻ em sức đề kháng còn yếu. Đây là điều phụ huynh cần lưu ý để giúp trẻ phòng bệnh.