Nông dân xóm Quyết Tiến, Vũ Lâm (Lạc Sơn) đưa máy nông cụ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông dân xóm Quyết Tiến, Vũ Lâm (Lạc Sơn) đưa máy nông cụ vào sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Hiện nay, việc cơ giới hoá nông nghiệp kéo theo lượng lớn máy móc trực tiếp sản xuất nhằm tăng năng suất lao động. Nhưng cùng với đó, nguy cơ mất an toàn lao động cũng tăng cao. Tuy chưa có thống kê đầy đủ về các vụ tai nạn trên đồng ruộng nhưng trong thời gian gần đây đã có không ít những vụ tai nạn xảy ra do sử dụng máy móc nông cụ không đúng kỹ thuật gây ra.

 

Các bác sỹ ở khoa ngoại, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn vẫn còn nhớ một ngày vào đầu năm 2011, bệnh nhân Bùi Văn Toàn ở xóm Mới, xã Tuân Đạo nhập viện với một cái bát úp lên bụng trong tình trạng nguy kịch. Anh Toàn nhập viện do bị thủng bụng, ruột lòi ra ngoài mà nguyên nhân chính là cái răng của chiếc máy bừa gia đình anh mới mua. Cũng trong ngày hôm đó còn có nạn nhân Bùi Văn Chi ở xã Chí Thiện nhập viện trong tình trạng hôn mê bất tỉnh, ruột lòi ra ngoài ổ bụng, nguyên nhân gây tai nạn cũng chính là cái răng bừa máy. Kể về tai nạn của mình, anh Bùi Văn Toàn, 21 tuổi ở xóm Mới, xã Tuân Đạo vẫn còn kinh hoàng: Một ngày, trời mưa anh đưa máy ra ruộng để cày thuê cho người dân, các bộ phận máy móc đều ướt nhèm. Vừa mới khởi động máy, khi đi ra phía sau để hạ răng bừa, do không nắm được kỹ thuật, loay hoay mãi không hạ được bất ngờ răng bừa lại bật mạnh ra đâm thẳng vào bụng. Tuy hoảng sợ nhưng anh vẫn kịp thời kêu mọi người đến sơ cứu rồi đưa đến bệnh viện. Cho đến nay vết sẹo trên bụng anh vẫn còn hiện rõ như một lời nhắc nhở về sự cẩn trọng. Anh kể: Mình cũng còn may, ở xã bên có người khi đi tuốt lúa, do sơ ý đã bị máy cuốn bàn tay vào, rút cả gân ra. Các tai nạn liên quan đến sử dụng máy nông nghiệp vẫn diễn ra ấy mà.

Cùng với cơ giới hoá nông nghiệp, lượng máy móc nông nghiệp như máy cày, máy gặt đập liên hợp tăng đáng kể. Theo thống kê, mấy năm gần đây, tổng lượng máy nông nghiệp trên địa bàn huyện Lạc Sơn hiện nay có 5.127 chiếc gồm: các loại máy cày, máy gặt đập liên hợp, máy tẽ ngô, cùng với đó là hàng loạt các máy bơm, đầu nổ... Lượng máy tăng đã giúp người nông dân có điều kiện tiếp cận với cơ giới trong các khâu sản xuất, rút ngắn khung thời vụ, giảm bớt sức lao động. Đấy là cái lợi, tuy nhiên rất ít nông dân được đào tạo qua những cơ bản về an toàn lao động, kỹ năng sử dụng công cụ cơ giới.

Bác sỹ Bùi Đức Thặng, Trưởng khoa ngoại, Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn, người đã nhiều lần cấp cứu các nạn nhân bị tai nạn do liên quan đến máy nông nghiệp cho biết: Mỗi một vụ làm mùa, Bệnh viện tiếp nhận không dưới 10 trường hợp tai nạn do liên quan đến máy nông nghiệp. Tuy nhiên, con số mà bệnh viện có được chỉ là bề nổi, thực tế còn lớn hơn nhiều. Đa số những trường hợp bị nặng thì nạn nhân mới đến bệnh viện, còn chưa kể ở các trạm y tế xã, nhiều người tự xử  tai nạn do bị nhẹ và chủ quan. Bác sỹ Thặng cho biết thêm: Việc sử dụng máy nông nghiệp rất dễ gây tai nạn, thậm chí có thể dẫn đến chết người như trường hợp ở xã ân Nghĩa cũng do sử dụng máy nông nghiệp không đúng kỹ thuật. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân không nắm chắc kỹ thuật sử dụng và vận hành máy móc, kinh nghiệm chủ quan, thậm chí có người chưa đến tuổi lao động cũng sử dụng máy, cụ thể như trường hợp nạn nhân Bùi Văn Chi ở Chí Thiện, bị thủng bụng lòi ruột, mới có 15 tuổi, chưa đủ sức, đủ tuổi để điều khiển máy.

Anh Bùi Văn Minh, thợ sửa máy ở thị trấn Vụ Bản cho biết: Đa số người nông dân chưa biết sử dụng máy móc. Cụ thể là những chi tiết hỏng hóc rất đơn giản họ cũng chưa xử lý được dẫn tới để xảy ra sự cố gây mất an toàn cao. Nguy hiểm hơn họ không chú ý an toàn nên dễ xảy ra tai nạn.

Anh Bùi Văn Thái, nông dân xã Vũ Lâm tâm sự: Ngày anh mua máy cày, máy tuốt lúa về,  cứ mang ra ruộng mà làm chứ không biết một chút kiến thức gì về kỹ thuật máy móc cả. Mong muốn của anh là được theo học một lớp về sử dụng máy cày thế nào cho đúng, kể cả có phải bỏ tiền ra cũng được. Thiết nghĩ, các cơ quan hữu quan  nên mở những lớp học nhằm đào tạo cho nông dân kỹ năng hiểu biết về máy nông cụ, nâng cao hiệu quả trong lao động - sản xuất, giảm thiểu những tai nạn rủi ro.

                                                          Thanh Tuyền (T.T.V)

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục