Cán bộ Trạm y tế xã Mường Chiềng (Đà Bắc) băng bó, điều trị cho nạn nhân bị thương tích do bất cẩn trong sử dụng công cụ sản xuất nông nghiệp.

Cán bộ Trạm y tế xã Mường Chiềng (Đà Bắc) băng bó, điều trị cho nạn nhân bị thương tích do bất cẩn trong sử dụng công cụ sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Theo ông Lê Sơn Hải, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh, tai nạn thương tích là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương thương tích cho cơ thể về thể chất hay tâm hồn của nạn nhân. Nó còn được hiểu là những tổn thương, đụng dập làm nạn nhân phải nghỉ lao động từ 1 ngày trở lên.

 

Trên thực tế có hai loại tai nạn là tai nạn không chủ định (thường không có nguyên nhân rõ ràng, khó đoán trước được như ngã, bỏng, ngộ độc, chết đuối); tai nạn có chủ định (thường có nguyên nhân và có thể phòng tránh được) như chiến tranh, bạo lực, bạo hành, tự tử. Còn thương tích không phải là tai nạn mà là sự tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên bởi tiếp xúc đột ngột với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, bức xạ ion, chất phóng xạ) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải và phòng tránh được, tuy vậy khó có thể phân định tai nạn thương tích nên người ta dùng chung thuật ngữ tai nạn thương tích.

 

Số liệu thu thập được từ phiếu ghi chép của đội ngũ y tế thôn bản, bình quân hàng năm trên địa bàn tỉnh ta có từ 8.000 - 9.000 trường hợp bị tai nạn thương tích. Tuy nhiên, con số này thấp hơn nhiều so với thực tế bởi với những ca, vụ không đến trạm y tế mà lên thẳng tuyến trên hoặc bị tai nạn thương tích nhưng không đến trạm y tế. Trong khi đó, ngành Y tế chủ yếu thu thập qua nguồn 210 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Việc không có phần mềm điều chỉnh tại cơ sở cũng là nguyên nhân sai sót trong thu thập của hệ thống y tế.

 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh còn một bộ phận người lao động, người dân chưa nhận thức đầy đủ và có ý thức tự giác trong phòng - chống tai nạn thương tích. Cụ thể như: không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, không tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong quá trình tham gia sản xuất tại các nhà máy... Ngành Công an chủ yếu lấy số liệu các vụ tai nạn thương tích giao thông. Ngành LĐ-TB&XH chủ yếu lấy số liệu ở các cơ sở SX-KD nhưng còn không ít doanh nghiệp vì sợ ảnh hưởng đến thành tích thi đua nên ít báo cáo. Ngành NN & PTNT gần như không theo dõi, cập nhật số liệu này. Riêng tai nạn thương tích trẻ em chỉ lấy số liệu lứa tuổi đi học, ít thu thập tại cộng đồng.

 

Trong 6 tháng đầu năm 2011, toàn tỉnh có 5.261 người bị tai nạn thương tích, trong đó có 58 trường hợp tử vong. Phân loại theo nghề nghiệp có 292 trường hợp là CB-CC, 2.718 trường hợp là nông dân, 1.175 trường hợp là HS-SV...

 

 Địa điểm xảy ra tai nạn thương tích nhiều nhất là trên đường đi với 2.497 trường hợp, tại nhà là 1.328 trường hợp, nơi làm việc 873 trường hợp, riêng tại địa điểm hồ, ao, sông có 30 trường hợp, trường học có 211 trường hợp. Bộ phận thường bị thương nhất là chi, đầu, mặt, cổ, nguyên nhân chính gồm tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã, bị súc vật cắn, đốt, húc, bạo lực, xung đột, ngộ độc hóa chất, thực phẩm, động vật, thực vật. Sau tai nạn thương tích, hầu hết các nạn nhân đã được đưa đến trạm y tế xã, trung tâm y tế, bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, chỉ có một số ít (169 ca) tự điều trị tại gia đình hoặc đến các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân (40 ca).

 

Nỗ lực phòng - chống tai nạn thương tích tại cộng đồng, ngành Y tế tỉnh đã tăng cường công tác truyền thông trên hệ thống loa, đài phát thanh xóm, xã; bình quân mỗi năm in ấn và cấp phát khoảng 10.000 tờ rơi tới các hộ gia đình, hàng trăm áp pích được phát, dán tại các phân xưởng sản xuất của các doanh nghiệp. Nhờ đó, số ca tai nạn thương tích giảm dần qua các năm, trường hợp nặng, tử vong ngày càng ít đi. Bên cạnh đó, ngành cũng thường xuyên chú trọng hướng dẫn, củng cố nghiệp vụ theo dõi, ghi chép, báo cáo số liệu tai nạn thương tích cho đội ngũ y tế thôn, bản, xã, phường, thị trấn.

  

                                                                          

                                                                          Bùi Minh

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục