Viêm gân cơ là một bệnh khá phổ biến. Bệnh không chỉ gặp ở những người lao động nặng, vận động viên thể dục thể thao mà còn gặp ở những người ngồi văn phòng và dùng máy tính nhiều.

Khi gân cơ bị viêm xuất hiện triệu chứng đau gân, cơ. Cấu trúc của gân bị tổn thương, ảnh hưởng đến chức năng vận động. Quá trình làm lành gân bị tổn thương thường lâu dài và khó hồi phục hoàn toàn.

Trước tiên dùng các biện pháp không dùng thuốc như: nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ vùng gân cơ bị đau, chườm lạnh (giúp giảm quá trình viêm cấp tính). Trong một số trường hợp đau nhiều thì cần phải cố định vùng khớp đau bằng nẹp chỉnh hình, băng chun. Đối với viêm gân mạn tính kéo dài thì lại cần chườm ấm, giúp tăng dòng máu đến và gia tăng chuyển hoá tế bào để phục hồi vùng gân cơ bị tổn thương...

 Viêm gân Achilles.

Nếu các biện pháp điều trị tại chỗ có kết quả hạn chế thì có thể dùng thêm thuốc chống viêm không steroid đường uống, có tác dụng chống viêm giảm đau. Tuy nhiên, cần chú ý rằng chỉ nên dùng các thuốc này trong thời gian ngắn để kiểm soát các triệu chứng viêm đau chứ không nên dùng lâu dài vì có thể có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, tim mạch.

Các nghiên cứu hiện có cho thấy, nếu không thấy có quá trình viêm rõ ràng, thì không nên dùng thuốc chống viêm không steroid trong bệnh về gân mạn tính. Việc dùng thuốc chống viêm trong trường hợp này làm giảm nhanh triệu chứng đau, khiến bệnh nhân dễ chủ quan, tiếp tục làm việc nặng. Kết quả là gân cơ chậm lành tổn thương và quá trình tổn thương gân vẫn tiếp diễn.

Một biện pháp nữa cũng hay được sử dụng là tiêm tại chỗ corticoid. Tuy nhiên, liệu pháp này chỉ được áp dụng bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp vì nếu tiêm không đúng thì có thể gây nguy cơ nhiễm trùng hay đứt gân. Khi các triệu chứng viêm đã ổn định thì có thể dùng thêm các glycosaminoglycan polysulfat để ức chế viêm, phục hồi tổn thương, vừa có tác dụng điều trị vừa có thể dự phòng tái phát bệnh về lâu dài.

Hiện nay, người ta bắt đầu phát triển các liệu pháp điều trị thúc đẩy quá trình sửa chữa gân, rút ngắn thời gian hồi phục gân, dựa trên cơ sở tăng cường sự tập trung và hoạt hóa các tế bào gân và đẩy mạnh sản xuất chất nền cơ bản của gân. Đó là việc sử dụng thuốc chứa collagen, vitamin C, kết hợp với chondroitin sulfat. Với các thành phần này, gân sẽ được nuôi dưỡng vì được cung cấp các thành phần cần thiết để duy trì các đặc tính cơ sinh học của nó. Vấn đề quan trọng nhất là sau khi đỡ viêm gân cơ thì bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để dự phòng viêm gân cơ tái phát.

Điều trị viêm gân cơ cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, dùng thuốc. Việc phối hợp các biện pháp này ở mức độ khác nhau trên một bệnh nhân cụ thể tuỳ vào thể bệnh cấp tính hay mạn tính, mức độ tổn thương, vị trí tổn thương cũng như các tổn thương kèm theo. Và, việc điều trị cần phải được tiến hành bởi bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

 

                                                                        Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục