Thăm gia đình thương, bệnh binh nặng Nguyễn Văn Nghi (quê Kỳ Sơn) tại trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh nặng Duy tiên Hà Nam.

Thăm gia đình thương, bệnh binh nặng Nguyễn Văn Nghi (quê Kỳ Sơn) tại trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh nặng Duy tiên Hà Nam.

(HBĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày TB-LS, được đi cùng đoàn công tác của tỉnh đến thăm, tặng quà tại Trung tâm (TT) điều dưỡng thương, bệnh binh nặng tại Nho Quan (Ninh Bình) và Duy Tiên (Nam Hà), trên đường đi, anh Quách Văn Chiều, Phó phòng chính sách người có công (Sở LĐ-TB &XH tỉnh) trao đổi: tỉnh ta hiện còn có 4 thương, bệnh binh nặng đang điều dưỡng ở tại 2 trung tâm này... Đoàn đi có lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Tỉnh đoàn thanh niên và Hội LHPN tỉnh. Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Đức Cường đã có nhiều dịp đến các trung tâm nhưng cũng có người đây là lần đầu...

 

Trung tâm Điều dưỡng thương, bệnh binh nặng Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) có dáng dấp của một trường đại học hoặc một học viện ở Hà Nội bởi khuôn viên thoáng rộng, xanh - sạch - đẹp và ấm áp. Hôm nay, màu áo xanh tình nguyện của sinh viên trường đại học Sư phạm Hà Nội thấp thoáng ở hội trường, khuôn viên trung tâm, các dãy phòng tập thể hoặc khu gia đình các thương, bệnh binh. Một nữ sinh viên khoa vật lý bày tỏ: Trong dịp này, khoa Vật lý và khoa Địa lý tham gia tình nguyện ở một môi trường đặc biệt: nơi sinh sống, hoạt động của các thương, bệnh binh nặng - những người đã kinh qua lửa đạn của các cuộc chiến tranh nên chắc chắn sẽ cho chúng em những bài học quý giá. Hình ảnh những sinh viên tình nguyện đẩy xe lăn cho các thương binh nặng làm ấm lòng biết bao người khi đến nơi đây. Giám đốc Nguyễn Sỹ Lương cho biết: Dịp này, TT đã được đón nhận nhiều tấm lòng, sự quan tâm, thăm hỏi của các bộ, ngành T.ư và địa phương. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng mới đến thăm, tặng quà TT và các thương bệnh binh ở đây. Bộ quần áo mới tinh mà các đồng chí thương, bệnh binh đang mặc chính là món quà tình cảm của Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng). Trung tâm hiện có 61 thương, bệnh binh của 18 tỉnh, thành trong toàn quốc. Chiến tranh đã qua nhưng vẫn còn một cuộc chiến tranh khác đang hiện hữu nơi thân thể của mỗi thương, bệnh binh nặng hôm nay. Chị Hoàng Thị Duyên, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh đã không kìm nén được cảm xúc, dâng trào nước mắt khi gặp gỡ, trao đổi với 1 nữ thương binh nặng mất cả 2 tay trong kháng chiến chống Pháp (bác Phạm Thị Minh Thao). Nhiều thương, bệnh binh khác cũng để lại nhiều thân thể của mình nơi chiến trường. Nhưng, điều cảm nhận lớn lao mà nhiều người nhận được chính là tinh thần lạc quan, biết vươn lên, chiến thắng bệnh tật của các thương binh nơi đây. Bác Ngọc Liên, thương binh cụt cả 2 chân, ngồi trên xe lăn bộc bạch: Được đón nhận tình cảm của nhiều miền quê trong toàn quốc, anh em chúng tôi càng thấy rằng mình cần phải thực hiện tốt lời dặn của Bác Hồ “tàn nhưng không phế”. Cũng vì thế, khi đến mỗi dãy nhà ở của thương binh nặng, thấy được ánh mắt, nụ cười của những người từng một thời máu lửa. Nay, họ ngồi trên xe lăn, đi nạng hoặc bước dò đường bằng gậy vẫn thấy được nghị lực của họ trong mỗi lời nói, việc làm thường ngày... Hiện, trong 2 ngôi nhà chung này, tỉnh ta có 4 thương, bệnh binh nặng. ở TT điều dưỡng Nho Quan có bác Bùi Văn Hoá, sinh năm 1951, quê ở xã Yên Trị (Yên Thủy), về TT điều dưỡng Nho Quan (Ninh Bình) từ tháng 5/1999 và bác Đinh Tiến Dũng quê xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ). Sức khoẻ, bệnh tật, thương tật không cho phép các bác có thể trao đổi, chia sẻ hết nỗi niềm, tâm tư với những thành viên trong đoàn công tác của tỉnh. Bác Bùi Văn Hoá, nhập ngũ từ tháng 6/1972, từng tham gia chiến đấu tại Bình Long, là bệnh binh mất 81% sức khoẻ, hiện không tự phục vụ được bản thân. Bác Đinh Tiến Dũng, thương binh nặng, được điều dưỡng ở đây thuộc diện chính sách nhưng bên cạnh bác còn có người con trai (đối tượng xã hội) cũng đang được điều dưỡng, chăm sóc tại đây. Cha con ở bên nhau, nhưng không phải mọi điều đều có thể giãy bày, thông cảm. Sợi dây để các bác nối với gia đình, quê hương chính là trí nhớ đang dần được phục hồi.

 

Cũng là thương, bệnh binh nặng, nhưng TT điều dưỡng thương binh nặng Nho Quan “nặng” hơn nhiều phần chính từ các “ca” thương, bệnh binh thật đặc biệt. Những hy sinh, mất mát về thân thể, trí tuệ của các bác là hiện hữu nhưng khó có thể đo đếm, cảm nhận được hết. ở trung tâm Duy Tiên (Hà Nam), dạo này, bác Bùi Viết Nịnh quê ở xã Tây Phong (Cao Phong) bận rộn và vui hơn ngày thường vì bác gái từ quê nhà xuống thăm. Cuộc sống gia đình bác Nịnh cũng dần có những đổi thay khi con cái trưởng thành dần. Còn gia đình bác Nguyễn Văn Nghi quê ở xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) sinh sống tại khu gia đình trong trung tâm cũng đang có nhiều điều để sẻ chia. Từ khi về hưu, bác gái Đào Thị Thiết (từng là hộ lý tại TT) có nhiều điều kiện hơn để chăm sóc chồng. Hàng chục năm gắn bó với TT, với bác Nghi, bác Thiết đã làm tròn nhiệm vụ của một người vợ, người nữ hộ lý, được Bộ trưởng LĐ-TB&XH tặng bằng khen.

                                                                                              

                                                                              Văn Tưởng

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục