Chi cục DS-KHHGĐ tổ chức truyền thông lưu động về chính sách dân số trên địa bàn TPHB.

Chi cục DS-KHHGĐ tổ chức truyền thông lưu động về chính sách dân số trên địa bàn TPHB.

(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Mục tiêu công tác truyền thông, giáo dục năm 2013 là đẩy mạnh các hoạt động vận động, huy động cộng đồng và truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/KHHGĐ nhằm chuyển đổi nhận thức, thái độ, hành vi các nhóm đối tượng. Trong đó chú trọng và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, tăng tỷ lệ sàng lọc trước sinh và tỷ lệ chẩn đoán sàng lọc sơ sinh, tăng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, ổn định mức sinh thấp hợp lý.

 

Đối tượng truyền thông, giáo dục năm nay là lãnh đạo Đảng, chính quyền, các nhà hoạch định chính sách, quản lý các cấp; tổ chức CT-XH, những người có uy tín trong cộng đồng, dòng họ, gia đình (trưởng họ, trưởng tộc, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo). Đối tượng truyền thông thay đổi hành vi bao gồm phụ nữ mang thai, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ, nam giới, người chưa thành niên và thành niên, NCT, phụ nữ và nam giới thuộc nhóm dân cư, dân tộc thiểu số. Các hoạt động truyền thông năm 2013 sẽ tập trung vào các nội dung chính: Một là, nâng cao chất lượng dân số truyền thông về lợi ích của sàng lọc trước sinh và sơ sinh, địa điểm cung cấp dịch vụ, lợi ích khám sức khoẻ tiền hôn nhân, CSSKSS vị thành niên và thanh niên; các mô hình can thiệp giảm tỷ lệ tan máu bẩm sinh tại cộng đồng, giảm thiểu MCBGTKS, tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân, phát huy vai trò và CSSK NCT dựa vào cộng đồng, tư vấn CSSK đồng bào dân tộc thiểu số; tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với sức khỏe bà mẹ, trẻ em và nòi giống, vận động kết hôn theo đúng tuổi luật định. Hai là, kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, truyền thông về thực trạng giới tính khi sinh tại địa phương, nguyên nhân và hệ lụy của MCBGTKS. Tuyên truyền việc thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung liên quan đến giới tính khi sinh, khuyến khích hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái học tập, CSSKSS, phát triển sản xuất. Nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng về bình đẳng giới, phê phán những hủ tục lạc hậu trọng nam hơn nữ, những hành vi bạo hành trong gia đình, nêu gương những gia đình, dòng họ tạo mọi điều kiện cho con gái học tập và vươn lên trong cuộc sống. Ba là, phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng và gia hoá dân số. Cung cấp cho lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương các thông tin, số liệu dân số trong độ tuổi lao động tại địa phương, tình hình di biến động dân cư, dự báo số lượng bước vào tuổi lao động cho năm tiếp theo, số người tuổi 60 trên tổng dân số địa phương giúp cho việc hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch phát KT-XH. Bốn là, điều chỉnh tốc độ tăng dân số hợp lý. Tiếp tục các nội dung, thông điệp tuyên truyền để giảm sinh nhằm đạt mức sinh thay thế bình quân, truyền thông về lợi ích của KHHGĐ, các biện pháp tránh thai và tác hại của phá thai. Năm là, tuyên truyền các hoạt động tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số 2003-2013. Sáu là, tuyên truyền giới thiệu tổng đài tư vấn “Vì chất lượng cuộc sống” 1900.80.88 của Tổng cục DS/KHHGĐ, tư vấn DS/KHHGĐ/ SKSS qua hệ thống viễn thông và internet trong giai đoạn 2013-2015.

 

                                                                      Hương Lan

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục