Bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.

Bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.

(HBĐT) - Những năm gần đây, nhiều học sinh trường Trung cấp Y Hòa Bình ra trường không xin được việc ở trong tỉnh. Trong khi đó, chỉ tiêu tuyển bác sĩ hồi đầu năm 2014 lại không có hồ sơ dự tuyển. Thừa - thiếu cán bộ đang là nghịch lý, bài toán khó đối với ngành Y tế tỉnh.

 

Trong đợt tuyển dụng cán bộ đầu năm 2014, ngành Y tế tuyển 187 chỉ tiêu (53 bác sĩ) nhưng có đến 1.001 hồ sơ dự tuyển. Đáng chú ý là chỉ tiêu bác sĩ không có hồ sơ nào. Có những đơn vị như huyện Yên Thủy chỉ tuyển 3 điều dưỡng trung cấp nhưng có đến 80 hồ sơ dự tuyển. Theo Giám đốc Sở Y tế Trần Quang Khánh, tỷ lệ chọi còn khốc liệt hơn cả thi vào trường đại học uy tín gấp nhiều lần. Không ít thí sinh thi đến 3 - 4 lần vẫn không đỗ. Nhiều học sinh trung cấp y sau khi ra trường không tìm được việc làm đành phải đi các tỉnh, thành khác xin việc làm ở cơ sở y tế tư nhân hay chấp nhận làm công việc trái nghề. Tuy vậy, việc tuyển được bác sĩ lại vô cùng khó khăn.

 

Thiếu bác sĩ vẫn đang là vấn đề nan giải ở tất cả các tuyến từ cơ sở đến tỉnh. Ngay tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh có 36 khoa, phòng với 520 giường theo kế hoạch nhưng mới có hơn 100 bác sĩ, còn thiếu khoảng 50 bác sĩ nữa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều khoa như truyền nhiễm, lao, phục hồi chức năng chỉ có 2 bác sĩ. Còn tại các bệnh viện tuyến huyện đang ở trong tình trạng khát bác sĩ. Bệnh viện Đa khoa huyện Lương Sơn có 14 bác sĩ/88 cán bộ, nhân viên cần thêm khoảng 30 bác sĩ nữa. Bệnh viện còn phải bố trí 4 bác sĩ tại phòng khám đa koa khu vực đường 21 để khám - chữa bệnh cho nhân dân 7 xã trong vùng. Mục tiêu phấn đấu nâng cấp phòng khám lên bệnh viện, về điều kiện CSVC có thể cố gắng được nhưng nguồn bác sĩ đáp ứng yêu cầu là việc khó hơn. Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn hơn 10 năm không có bác sĩ nào về công tác. Vừa qua, thông qua đường dây nóng Sở Y tế, người dân cũng đã phản ánh về tình trạng không hài lòng khi y sĩ khám bệnh ở Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thủy. Lãnh đạo Sở đã giải thích về tình trạng thiếu bác sĩ để nhân dân biết, chia sẻ. Trong đợt thi tuyển lãnh đạo Trung tâm YTDP huyện Kim Bôi năm 2013, không có người dự thi ngay cả cán bộ sở tại vì không đáp ứng yêu cầu là bác sĩ CKI.

 

Ngành Y tế hiện có gần 2.000 CB, NV còn thiếu khoảng 500 cán bộ. Theo Thông tư 08 của liên Bộ Y tế - Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước, tỷ lệ được phép tuyển là 1- 4 (1 bác sĩ và 4 điều dưỡng). Vì không tuyển được bác sĩ kéo theo không được tuyển điều dưỡng. Vì vậy, nhiều học sinh trình độ trung cấp y không tìm được việc làm ở tỉnh. Thiếu bác sĩ là vấn đề không chỉ đối với tỉnh ta mà ở cả các tỉnh, thành khác. Do đó, lực lượng bác sĩ vốn đã thiếu lại có nguy cơ xin chuyển công tác đến nơi có đãi ngộ tốt hơn. Tính từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh có 12 bác sĩ, thạc sĩ, dược sĩ đại học xin chuyển đi nơi khác. Mới đây, ngày 15/4 là đơn xin chuyển công tác của bác sĩ Đinh Văn Hưng làm việc tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Vừa được tuyển dụng theo QĐ số 1383 ngày 1/12/2013, chưa công tác được 4 tháng, bác sĩ Hưng đã xin nghỉ việc.

 

Nhằm khắc phục tình trạng thiếu bác sĩ, năm 2010, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 151 thông qua đề án đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học tuyến y tế cơ sở giai đoạn 2010-2020. Đây là chủ trương đúng nhưng thực tế triển khai chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Số người đi học theo đề án ít, trong khi quy định mới của Bộ GD&ĐT chỉ cho phép thí sinh có hộ khẩu thường trú 3 năm tại các huyện nghèo theo NQ 30a/2008/NQCP mới được xem xét, quyết định cho vào học dự bị 1 năm. Đối với tỉnh ta chỉ có 2 huyện Kim Bôi, Đà Bắc được hưởng theo NQ trên nhưng cũng ít có nguồn tuyển. Mỗi bác sĩ phải đào tạo 6 năm, như vậy đến hết năm 2014 phải dừng tuyển thí sinh theo đề án. Số tiền phê duyệt để đào tạo trên 27 tỉ đồng nhưng từ khi triển khai chưa thực hiện được 2 tỉ đồng. Để có đủ bác sĩ, Giám đốc Sở Y tế Trần Quang Khánh cho rằng, nên điều chỉnh Đề án theo hướng dùng số tiền đào tạo để thu hút bác sĩ chính quy về tỉnh công tác. Số tiền trong mấy năm đào tạo một bác sĩ chuyên tu có thể chuyển sang đãi ngộ cho bác sĩ chính quy mới về, kèm theo hợp đồng công tác. Như vậy, chất lượng bác sĩ cũng tốt hơn.

 

 

 

                                                                           Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục