Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm dịch và đóng dấu trên thân thịt. Ảnh chụp tại chợ Phương Lâm (cũ), TPHB.

Người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm dịch và đóng dấu trên thân thịt. Ảnh chụp tại chợ Phương Lâm (cũ), TPHB.

(HBĐT) - “Ngành Y tế cần phối hợp với các cấp, ngành đẩy mạnh tuyên truyền để người dân từ bỏ thói quen ăn tiết canh, trứng sống, thịt tái… cũng như thịt gia súc, gia cầm ốm, chết để phòng bệnh liên cầu lợn và các bệnh nguy hiểm khác.” Đây là chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tại nhiều cuộc họp, kiểm tra về công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Liên tiếp các ca mắc liên cầu khuẩn lợn gần đây càng gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng sử dụng thực phẩm không an toàn.

 

Trực tiếp chứng kiến cảnh bệnh nhân vật vã nơi giường bệnh và tiếng khóc nấc của người nhà khi người thân lìa xa cõi đời mới thấy hết sự nguy hiểm của bệnh liên cầu lợn. Sau khi ăn thịt lợn ốm chết gần 1 ngày, anh Nguyễn Văn Sáng, 46 tuổi ở xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) bắt đầu khởi phát các triệu chứng bệnh. Nhập viện lúc 13h55’ ngày 5/6 trong tình trạng kích thích, sốt 39,50C, rét run, nhiễm trùng, da đỏ toàn thân, khó thở, bụng trướng căng và đến tối, bệnh nhân đã tử vong. Hai ngày sau, anh Nguyễn Văn Ngẫm, 57 tuổi ở xóm Rậm, xã Cư Yên, người cùng giết mổ, ăn thịt lợn cũng xuất hiện các triệu chứng bệnh giống anh Sáng. Anh Ngẫm tử vong ngay trong ngày khởi phát bệnh. Kết quả xét nghiệm, 2 bệnh nhân dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn Streptococussuis. Con lợn ốm chết là 1 trong số 35 con lợn của gia đình ông Hoàng Văn Vũ, xóm Rậm. Ngoài ra, còn 22 người khác cùng ăn thịt con lợn ốm chết đó. Như vậy, chỉ vì tiếc con lợn chết mà 24 người dân ở huyện Lương Sơn đã bị phơi nhiễm bệnh liên cầu lợn. Những cái chết thương tâm cũng đã xảy ra. Trước Tết Nguyên đán Qúy Tỵ ít ngày, Bệnh viện đa khoa tỉnh cũng từng dồn dập tiếp nhận 3 ca mắc bệnh liên cầu lợn rõ rệt sau khi ăn tiết canh sống ở huyện Tân Lạc và 1 người đã tử vong. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 3 người chết vì bệnh liên cầu lợn, 2 người phải nhập viện cấp cứu, tất cả đều là nam giới. Các ca bệnh đều liên quan đến việc sử dụng thực phẩm không an toàn: tiết canh, thịt sống, thịt tái, thịt lợn ốm, chết.

 

Các bác sĩ ở khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Trong mắt người nhà, bệnh nhân bị nhiễm liên cầu lợn có các triệu chứng kích thích rất đáng sợ nên bác sĩ phải liên tục giải thích. Họ không tin nổi một người đang khỏe mạnh chỉ vì ăn tiết canh, thịt lợn chết mà ra đi nhanh như vậy. Bệnh liên cầu lợn ở người là do vi khuẩn từ lợn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua các vết thương, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến, ăn tiết canh, thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu chưa chín. Vi khuẩn liên cầu lợn xâm nhập vào người có thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài ba ngày. Sau đó, bệnh khởi phát với các triệu chứng lâm sàng như sốt, nổi ban đỏ, đau họng, nhức đầu, nôn mửa, rối loạn ý thức, ù tai, nhiễm khuẩn máu… Biến chứng nặng, bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm độc, chức năng của gan, thận, hệ tuần hoàn bị thương tổn nặng và sẽ tử vong trong thời gian ngắn. Nếu điều trị thành công, bệnh nhân cũng có thể gặp những di chứng nặng nề như giảm thính lực, điếc.

 

Liên cầu lợn là bệnh nguy hiểm lây từ động vật sang người, tỉ lệ tử vong cao. Nguyên nhân gây bệnh đã rõ nhưng hiện nay, nhiều người dân trong tỉnh vẫn giữ thói quen ăn tiết canh, thịt tái hay tiếc của mà ăn thịt gia súc, gia cầm ốm chết. Nhiều người biện minh rằng ăn tiết canh của lợn, vịt… nhà nuôi có gì mà lo?! Thực tế, trước đây đã từng có những ca bệnh ăn tiết canh của chính lợn nhà nuôi vẫn bị lây bệnh. Đây là vấn đề đáng lo ngại, bởi ngoài bệnh liên cầu lợn, nếu ăn các thực phẩm không an toàn trên, người dân còn có thể mắc các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh khác.

 

Đồng chí Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Bệnh liên cầu lợn thường cao điểm vào mùa nắng nóng trong các tháng 5, 6, 7. Để phòng, tránh nhiễm vi khuẩn liên cầu từ lợn cần bắt đầu từ ý thức của mỗi người. Không nên giết mổ và ăn thịt lợn ốm, chết. Sử dụng găng tay khi xử lý sản phẩm sống từ lợn. Nói không với lợn bệnh, thịt lợn sống, nội tạng lợn chưa nấu chín. Từ bỏ thói quen ăn tiết canh. Đảm bảo các phương tiện phòng hộ khi tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc khi giết mổ, tiêu hủy. Đối với người tiêu dùng chỉ nên mua thịt lợn đã được cơ quan thú y kiểm dịch, đóng dấu trên thân thịt. Không nên mua loại thịt lợn có dấu hiệu xuất huyết dưới da, thịt, nội tạng có màu đỏ hơn mức bình thường. Khi chế biến phải bảo đảm vệ sinh, đun nấu thịt thật chín. Trong trường hợp mắc bệnh, phải chuyển bệnh nhân đến bệnh viện điều trị cấp cứu càng sớm càng tốt.  

                                                                                                      

                                                                                                          

                                                                            Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Giám sát ổ dịch sốt xuất huyết tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 13/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh đã giám sát tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại huyện Lương Sơn. Tham gia đoàn giám sát có lãnh đạo CDC và cán bộ Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, CDC tỉnh.

Trung tâm truyền hình Việt Nam ra mắt chương trình thời sự y tế

Chiều 12/9, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VTV9) - Đài truyền hình Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt chương trình truyền hình "Alo Doctor", bản tin chuyên biệt về y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục