Bác sĩ Trung tâm YTDP tỉnh khám sàng lọc và tư vấn cách phòng bệnh cho người dân.

Bác sĩ Trung tâm YTDP tỉnh khám sàng lọc và tư vấn cách phòng bệnh cho người dân.

(HBĐT) - Bệnh Ebola (bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm nhóm A có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao, có thể tới 90%.

 

Bệnh đang bùng phát mạnh tại 4 quốc gia Tây Phi: Guinea, Liberia, Nigeria, Sierra Leone. Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 22/8 đã ghi nhận 2.615 trường hợp mắc bệnh, trong đó 1.427 người tử vong. Đặc biệt có hơn 200 cán bộ y tế bị lây bệnh, 1 bệnh nhân là công dân Tây Ban Nha tử vong. Người bệnh có triệu chứng sốt cao kéo dài, đau đầu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc, xuất huyết phủ tạng. Thể nặng điển hình thường có tổn thương gan, suy thận, viêm tổ chức não; có thể biến chứng suy đa phủ tạng, tràn dịch màng phổi, sốc. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mắc bệnh.

 

Trước những diễn biến nguy hiểm của bệnh, Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp do vi rút Ebola trên toàn cầu. Tại nước ta, Bộ Y tế cho biết hiện chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh Ebola. Tuy nhiên, Bộ nhận định, nước ta có nguy cơ bị dịch xâm nhập cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống. Nguy cơ cao bệnh có thể xâm nhập thông qua khách du lịch, người lao động về từ các quốc gia vùng Tây Phi hoặc hành khách nhập cảnh có thời gian ở, đi qua các quốc gia này. Đã có một số hành khách là công dân Nigeria nhập cảnh Việt Nam và hành khách Việt Nam trở về từ Liberia được theo dõi y tế sát sao. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện số 1392 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh Ebola vào Việt Nam. Đồng thời, chủ động ứng phó có hiệu quả, ít thiệt hại nhất khi dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.  

 

Để giảm thiểu tác động của bệnh Ebola tại Hòa Bình, Sở Y tế đã xây dựng kế hoạch hành động phòng, chống dịch trình UBND tỉnh phê duyệt. Mục tiêu nhằm phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong. Kế hoạch được phân theo 3 tình huống: chưa ghi nhận ca bệnh; xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào tỉnh; dịch lây lan trong cộng đồng. Với mỗi tình huống có các giải pháp xử lý khác nhau, sát với tình hình thực tế. Như vậy, hiện tỉnh ta đang ở trong tình huống 1 (chưa ghi nhận ca bệnh). Trong thời điểm này, công tác chỉ đạo, kiểm tra tập trung tăng cường hoạt động của BCĐ phòng, chống dịch bệnh các cấp. Xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch. Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương. Tổ chức các đoàn hướng dẫn giám sát, thu dung, điều trị, xử lý ổ dịch tại các địa phương. Trong công tác giám sát, dự phòng, tăng cường giám sát phát hiện tại các vùng giáp ranh, thực hiện kiểm tra sàng lọc nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để cách ly kịp thời. Xây dựng các hướng dẫn phòng, chống bệnh trong các cơ sở điều trị. Chuẩn bị các trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm y tế, vật tư để xét nghiệm chẩn đoán xác định vi rút Ebola và trang thiết bị xét nghiệm, phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế. Tập huấn các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu. Rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, dự phòng xử lý ổ dịch theo tình hình dịch. Tập huấn cho cán bộ tham gia phòng, chống dịch cập nhật các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật. Thường xuyên đánh giá nguy cơ để đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp. Kiện toàn các đội chống dịch cơ động, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương điều tra, xử lý ổ dịch. Trong công tác điều trị, các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ số thuốc, trang thiết bị  phòng hộ cho cán bộ y tế, khu vực cách ly, giường bệnh; sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân. Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo. Nghiên cứu sử dụng các thuốc kháng vi rút phù hợp, hiệu quả. Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu. Trong công tác hậu cần, rà soát tình hình thuốc, vật tư, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác giám sát, xứ lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; xây dựng kế hoạch sửa chữa, bổ sung và phê duyệt. Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra. Trong hoạt động truyền thông, xây dựng các thông điệp khuyến cáo phòng, chống dịch tại cơ sở điều trị, cộng đồng. Truyền tải các khuyến cáo tới các đoàn du lịch, người lao động đến vùng có dịch Ebola. Kịp thời cung cấp thông tin để người dân không chủ quan nhưng cũng không hoang mang và phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

 

                                                                                       

 

                                                                 Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục