Cán bộ Trạm y tế xã Hưng Thi (Lạc Thủy) tuyên truyền cho người dân cách phòng bệnh trong dịp Tết.

Cán bộ Trạm y tế xã Hưng Thi (Lạc Thủy) tuyên truyền cho người dân cách phòng bệnh trong dịp Tết.

(HBĐT) - Hơn 10 năm công tác tại Bệnh viện đa khoa tỉnh, bác sĩ Trần Hoàng Dương, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu có thâm niên 9 năm đón Tết ở bệnh viện, chỉ duy nhất 1 năm đi học chuyên khoa I. Đây là một trong những khoa trực căng thẳng nhất bởi dịp Tết thường gia tăng các ca cấp cứu vì tai nạn giao thông, chấn thương, ngộ độc rượu, tai biến mạch máu não.

 

Bình thường khoa có 35 giường nhưng Tết phải huy động thêm 10 giường cấp cứu ngoài, lưu bệnh nhân. Khoa có 9 bác sĩ, 34 điều dưỡng, ngày thường chia thành 2 ca, 3 kíp trực, ngày Tết chia làm 3 ca, 4 kíp trực để thay nhau nghỉ. Lúc nào khoa cũng có 3 bác sĩ túc trực. Nói là nghỉ nhưng bác sĩ, điều dưỡng vẫn phải trực thường trú hay trực ngoại viện. Nghĩa là, nếu xảy ra tình huống cần huy động là phải có mặt ngay. Những năm ít bệnh nhân còn được nghỉ bằng nửa số ngày so với CB, CC bình thường, năm đông gần như không có Tết. Riêng trưởng khoa, nhà cách bệnh viện chỉ hơn 1 km nhưng chẳng mấy khi có mặt ở nhà. “Đêm giao thừa, khi mọi người quây quần bên gia đình đón năm mới thì những bác sĩ trực cấp cứu lại trực chiến tại bệnh viện, giành giật sự sống cho bệnh nhân. Hai năm đầu còn thấy chạnh lòng chứ lâu rồi cũng thành quen. Trong niềm phấn khởi đón Tết cổ truyền của mọi người vẫn còn sự lo lắng tột độ của không ít bệnh nhân, người nhà. Bác sĩ phải trực sát cánh với họ. Một người bệnh qua được bàn tay tử thần vào đầu xuân mới là niềm hạnh phúc nhất đối với kíp trực. Tôi nhớ, đêm giao thừa năm 2013 khi  kim đồng hồ chuẩn bị nhích lên số 0h và những tiếng pháo hoa bắt đầu rộn rã, đúng lúc đó có một cháu bé mới 6 tháng tuổi bị viêm phổi, khó thở vào cấp cứu. Người nhà khóc lóc, các bác sĩ lao vào cấp cứu. Đến khi bệnh nhi ổn định, kim đồng hồ đã chỉ quá 2h. Tâm lý của mọi người nói chung là không muốn đón Tết ở bệnh viện nên khi bệnh quá nặng mới đưa đến bệnh viện. Việc cấp cứu cũng vì thế mà áp lực hơn từ cả phía chuyên môn và người nhà bệnh nhân. Đó là chưa kể những ca tai nạn giao thông, ngộ độc rượu gia tăng bắt đầu từ ngày mùng 1, mùng 2 Tết” - Bác sĩ Trần Hoàng Dương chia sẻ.

 

          

Khoa cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) trực 24/24h, sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân trong dịp Tết.

 

Vì đặc thù của bệnh viện, đêm 30 Tết, các bác sĩ, điều dưỡng thường thay nhau tập trung về hội trường từ 20 - 22h. Đón Tết, chúc nhau sớm để đề phòng xảy ra tình huống khẩn cấp vào thời khắc giao thừa có thể sẵn sàng cấp cứu. Sau thời khắc thiêng liêng đó, lãnh đạo bệnh viện và các bác sĩ, điều dưỡng lại đến các khoa, phòng thăm hỏi, động viên bệnh nhân. Một nụ cười, cái bắt tay chúc sức khỏe thật chặt và món quà giản dị là gói mứt, bánh, kẹo nhưng ấm tình người. Trước Tết gần một tháng, bệnh viện xây dựng kế hoạch trực. Bắt đầu từ ngày 30, ngoài các bác sĩ, điều dưỡng trực chính 24/24h còn có những cán bộ trực thường trú. Bệnh viện còn thành lập đội phản ứng nhanh thực hiện cấp cứu ngoại viện. Bảng phân trực toàn bệnh viện được chuyển đến tất cả các khoa, phòng để cùng nắm và phối hợp thực hiện. Ngày mùng 1, bệnh viện vẫn giao ban bình thường. Các khoa hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực, ngoại thường bận rộn nhất do những hệ lụy từ việc uống rượu say gây tai nạn và ngộ độc. 

 

Đối với tuyến xã, việc trực Tết cũng không kém phần căng thẳng do thiếu cả nhân lực, trang thiết bị. Mỗi trạm may thì có 1 bác sĩ, không chỉ có y sĩ. Không ai muốn ngày Tết phải gặp bác sĩ nhưng chính trong dịp này lại hay xảy ra nhiều vụ việc cần cấp cứu. Bác sĩ Trịnh Văn Minh, Trạm trưởng Trạm y tế xã Hưng Thi (Lạc Thủy) tâm sự: Trạm có 10 cán bộ, trong đó có 1 bác sĩ. Trước Tết, trạm xây dựng kế hoạch trực. Mỗi ngày có 2 cán bộ trực 24/24h. Cán bộ khác tuy được thay nhau nghỉ nhưng điện thoại luôn phải giữ thông suốt, trường hợp khẩn cấp triệu tập phải có mặt ngay. Ngoài ra, trạm duy trì thường xuyên tổ hỗ trợ chuyển tuyến gồm 4 người, sẵn sàng vận chuyển bệnh nhân đến trạm, bệnh viện. Nhớ nhất là giao thừa năm 2009. Các cán bộ được nghỉ đã về nhà, chỉ còn lại 2 người trực tại trạm. Buổi tối hôm đó xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông liên hoàn trên đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận xã làm 1 người tử vong tại chỗ, 3 người khác bị thương. Ngay lập tức, trạm đã huy động tất cả cán bộ đến sơ cấp cứu ban đầu, rồi chuyển lên Bệnh viện Đa khoa huyện, Bệnh viện Quân y 103. Khi đưa bệnh nhân đến Hà Nội cũng đã 3h sáng ngày mùng 1 Tết. Hưng Thi là xã vùng sâu, có 10 xóm. Xa nhất là xóm Niếng, cách đến 7 km đường núi. Trong những ngày Tết, khi có thông tin bệnh, cán bộ trạm sẵn sàng đến tận hộ để cấp cứu hay vận chuyển bệnh nhân. Thời điểm này, hầu như người dân vẫn còn thói quen chúc tụng rượu, bia dẫn đến say gây ra tai nạn, va quệt hay thậm chí  xích mích, xô xát. Vì vậy, cán bộ y tế cơ sở còn là những tuyên truyền viên tích cực hướng dẫn người dân phòng các bệnh trong dịp Tết, vận động chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Cùng với hệ thống y tế thôn bản, chúng tôi nỗ lực hết sức để xứng đáng là cánh tay nối dài đắc lực của ngành Y tế.

 

Để đầu xuân, ngày Tết yên vui, các bác sĩ như Trần Hoàng Dương, Trịnh Văn Minh... luôn mong muốn mọi người hãy hạn chế uống rượu, bia, chấp hành Luật GTĐB, đội mũ bảo hiểm đúng cách. Những người bị các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tim mạch cần giữ ấm cơ thể và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không vì vui xuân mà quên theo dõi sức khỏe.

  

 

 

                                                                                  Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài 1: Nguy cơ thường trực

Thời gian gần đây, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra liên tiếp tại các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, thậm chí có người đã tử vong.

Lấy dị vật nằm trong phổi bệnh nhân suốt 25 năm

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành lấy dị vật trong phổi của bệnh nhân suốt 25 năm bằng kỹ thuật nội soi phế quản ống mềm có gây mê. Hiện tại, sức khoẻ của bệnh nhân tạm ổn định và đang được tiếp tục điều trị, chăm sóc. 

Những lá thư khen ngợi - lời tri ân của người bệnh đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhận được nhiều thư khen của người bệnh và người nhà bệnh nhân đối với đội ngũ y, bác sỹ, điều dưỡng. Những lá thư cảm ơn mộc mạc, lời tri ân chân tình là động lực giúp đội ngũ y, bác sỹ vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực, quyết tâm hơn trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục