Khu tái định cư Rộc Yểng được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân.

Khu tái định cư Rộc Yểng được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống người dân.

(HBĐT) - Chúng tôi khá bất ngờ và vui lây khi cùng đi với Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Tâm Nguyễn Đức Hậu đến thăm tìm hiểu cuộc sống của bà con khu tái định cư thôn Rộc Yểng- nơi tiếp nhận các hộ di dân vùng sạt lở hai xã Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu). Cuộc sống của bà con vùng sạt lở đang dần ổn định và phát triển. Khu TĐC được quy hoạch và đầu tư xây dựng trên diện tích của đội 4, Nông trường 2/9 từ tháng 9/2011 đến khoảng tháng 9/2014 đã hoàn thành và đã đón 50 hộ dân đến sinh sống. Khu TĐC có hạ tầng đồng bộ, có đường bê tông, đường điện kéo tới mỗi gia đình, nhà văn hóa khang trang, trường mầm non còn thơm mùi vôi vữa…

 

Ông Đinh Xuân Hương, Bí thư chi bộ xóm Rộc Yểng cho biết: Bà con đang được hưởng lợi từ chính sách di dân, tái định cư vùng thiên tai của Nhà nước. Bây giờ, cuộc sống của bà con đã thực sự tốt hơn nơi ở cũ, không còn cảnh thấp thỏm lo toan trượt sạt đất, đá năm nào. Ông Hương kể lại: Tân Mai, Phúc Sạn là 2 xã vùng hồ sông Đà, sau nhiều năm người dân vén nhà theo con nước, di chuyển lên địa hình dốc ngược, bám sườn núi, sườn đồi, dựng nhà. Sản xuất và đời sống người dân luôn đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt. Trận mưa bão kinh hoàng năm 2007 đến nay vẫn để lại nỗi kinh hoàng. Đất, đá trượt sạt, lũ quét đỏ ngầu cuốn người, gia súc, nhà cửa, hoa màu. Đất, đá vùi lấp tuyến đường độc đạo. Gò Mu, Gò Lào xuất hiện vết trượt dài hàng cây số, không dò được đáy. Sau trận mưa lũ lịch sử ấy, diện tích đất canh tác chẳng còn, trâu, bò không có bãi chăn thả, cuộc sống người dân vốn đầy khó khăn lại luôn sống trong cảnh thấp thỏm mỗi khi thời tiết có mưa. Sau mưa bão năm đó, Tân Mai và Phúc Sạn có tới 652 hộ dân của 2 xã nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất, đá lăn và lũ quét (Tân Mai 249 hộ, Phúc Sạn 403 hộ) tập trung ở các xóm: Nhân, Nánh, Khoang, Doi của xã Tân Mai; xóm Bãi Sang, Phúc, Gò Mu, So Lo xã Phúc Sạn.

 

Được Nhà nước quan tâm xây dựng các khu tái định cư tại Nông trường 2/9 (Yên Thủy- Lạc Sơn) và Nông trường Sông Bôi, hàng trăm hộ gia đình đã chuyển về nơi mới và có cuộc sống an lành hơn chỗ cũ nhiều. Khu TĐC ở Sông Bôi, cách Phúc Sạn gần 200 cây số nay đã có tên Rộc Yểng, xã Đồng Tâm. Hôm chuyển đến, bà con Tân Mai, Phúc Sạn được lực lượng công an, bộ đội, nhân dân xã Đồng Tâm giúp sức dựng nhà. Tết đầu tiên nhân dân xã Đồng Tâm tặng cả bánh chưng thật xúc động và cảm thấy ấm áp tình đồng bào. Nhà nước đã hỗ trợ người dân tiền di chuyển, lương thực, tiền điện nước thời gian đầu. Đến nay, cuộc sống người dân đã cơ bản ổn định, mỗi hộ dân được cấp 300-350 m2 đất thổ cư làm nhà ở, 0,5 ha đất sản xuất. Ở nơi mới, thời tiết ôn hòa, địa hình bằng phẳng, dân cư tập trung. Tổ chức Đảng, đoàn thể đã đi vào hoạt động. Trẻ thơ được học trường mầm non tại thôn. Trường cấp tiểu học, THCS cách thôn khoảng  2 cây số, học sinh trong thôn học rất thuận lợi. Trong thôn đã có mấy nhà bán hàng, làm một số ngành nghề phụ để cải thiện đời sống. Về sản xuất cũng có tín hiệu vui. Mới đây có Công ty CP Dạy nghề Nhân Đạo Sinh Hùng triển khai mô hình trồng cây dược liệu, sẽ thuê nhân nhân công lao động, giúp bà con giải quyết việc làm, mức thu nhập từ 2-2,5 triệu đồng/người tháng. Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Đức Hậu cho biết thêm: Tới đây, khu TĐC Rộc Yểng sẽ tiếp nhận thêm 70 hộ dân của 2 xã Tân Mai- Phúc Sạn. Xã Đồng Tâm cũng đang triển khai kế hoạch giúp bà con chuyển đến sớm ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất. Bà con khu TĐC mong muốn Nhà nước có giải pháp hỗ trợ tiền mua nước sinh hoạt. Bể nước được xây dựng cách khu TĐC cỡ 2 cây số. Bà con phải trả tiền nước quá cao tới 7.000 đồng/m3. Trung bình mỗi hộ phải dùng trên dưới 100.000 đồng/tháng, có gia đình trả tiền nước tháng 1 và tháng 2 tới 370.000 đồng. Trong khi đó, đời sống người dân TĐC còn nhiều khó khăn, thôn có 30/50 hộ diện nghèo, 6 hộ cận nghèo.

 

 

                                           Lê Chung

 

Các tin khác


Cảnh báo biến chứng nguy hiểm từ phương pháp căng da mặt bằng chỉ không an toàn

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh cho biết, căng da bằng chỉ là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người lựa chọn, tuy nhiên biến chứng căng chỉ gây ra nhiễm khuẩn là vô cùng tai hại.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã tiến hành cấp cứu thành công bệnh nhân tổn thương mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Bệnh viện Việt Đức.

Thành phố Hòa Bình lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Hiến máu tình nguyện (HMTN) là hành động ý nghĩa, nhân văn, nghĩa cử cao đẹp, góp phần cứu sống, mang lại hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân cần máu tại các cơ sở y tế. Thời gian qua, Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động HMTN TP Hòa Bình đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của phong trào HMTN. Qua đó, ngày hội HMTN hàng năm tổ chức tại địa bàn đã tiếp nhận hàng nghìn đơn vị máu do cán bộ, công chức, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và người dân chia sẻ.

Yêu cầu đình chỉ ngay bếp ăn khiến 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.

Bộ Y tế hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vaccine phòng COVID-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...

Nỗi lo ngộ độc thực phẩm tập thể - Bài cuối: Siết chặt quản lý để đảm bảo an toàn cho người dân

Theo báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, hết năm 2023, số lượng nhà hàng, quán cà phê ở nước ta đạt mốc trên 300.000 chưa kể các quán ăn nhỏ lẻ, xe kéo. Việc quản lý an toàn thực phẩm ở các cửa hàng, thực phẩm đường phố, hàng rong rất khó khăn. Đặc biệt, nhiều cơ sở kinh doanh sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng, không ngày sản xuất, hạn sử dụng. Vì vậy, việc siết chặt quản lý khâu đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt là nguồn gốc hàng hóa cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục