(HBĐT) - Đà Bắc là huyện có nhiều xã đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí thấp và không đồng đều, bởi vậy, nhiều năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân luôn được coi trọng.
6 tháng
đầu năm nay, huyện đã tổ chức được 132 cuộc tuyên truyền pháp luật đến với nhân
dân, thu hút 9.828 lượt người tham gia (trong đó có 10 cuộc tuyên truyền ở cấp
huyện và 122 cuộc được đưa về các xã). Tổ chức 1 hội nghị tập huấn công tác
theo dõi thi hành pháp luật, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính và công tác tự kiểm tra, kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật; 1 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp
vụ cho tổ hòa giải cơ sở (đối tượng là tổ trưởng, tổ phó tổ hòa giải cơ sở ở
các xã: Tu Lý, Hào Lý, Toàn Sơn và thị trấn Đà Bắc). Phòng Tư pháp phối hợp với
Công an huyện tổ chức 7 cuộc tuyên truyền Luật An toàn giao thông đường bộ, thu
hút 1.200 lượt người tham gia.
Lam Nguyệt
(HBĐT) - 4 tháng đầu năm, các cơ quan Nhà nước đã tổ chức tiếp 286 lượt người đến Trụ sở tiếp dân để khiếu nại, tố cáo, đề nghị, phản ánh. Công tác tiếp công dân được duy trì, bố trí cán bộ thường trực tiếp công dân thường xuyên tại đơn vị và tham gia tiếp công dân định kỳ với Thủ trưởng cơ quan cùng cấp theo quy định. Công tác giữ gìn an ninh trật tự tại các buổi tiếp công dân được đảm bảo an toàn.
(HBĐT) - Theo thống kê của TAND tỉnh, trong 5 tháng qua (từ ngày 1/12/2017 - 30/4/2018), TAND 2 cấp đã thụ lý 1.121 vụ việc (tăng 49 vụ việc so với cùng kỳ năm trước). Đã giải quyết, xét xử 781 vụ việc, đạt tỷ lệ 69,6%. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 752 vụ, việc và 29 vụ, việc giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.
(HBĐT) - Ngày 24/9/1982, Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và nỗ lực nội luật hóa các quy định của Công ước để bảo đảm các quyền dân sự và chính trị cơ bản trong công ước được tôn trọng và thực thi trong thực tiễn. Một trong những quyền dân sự của Công ước được Việt Nam quy định chi tiết trong hệ thống pháp luật, đó là quyền được bảo vệ về đời tư của công dân. Đây là một quyền Hiến định được quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Điều 21, Hiến pháp năm 2013 "(1). Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. (2). Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.
(HBĐT) - Trong tháng 4/2018, tại Trụ sở tiếp công dân trên toàn tỉnh đã tổ chức tiếp 78 lượt công dân đến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo. Bên cạnh đó, các cơ quan Thanh tra đã tiếp nhận, phân loại, xử lý 82 lượt đơn, thư các loại, gồm 17 đơn khiếu nại, 11 đơn tố cáo, 54 đơn kiến nghị, phản ánh. Trong đó có 16 đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành và 48 đơn kiến nghị, phản ánh thuộc trách nhiệm xem xét, trả lời của Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND cấp ủy và Chủ tịch UBND cấp xã.
(HBĐT) - Đây là quy định nổi bật tại Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của Bộ luật hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện. Theo đó, khái niệm phạm tội lần đầu được hiểu là thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
(HBĐT) - Bạn Nguyễn Văn Thành (Cao Phong) hỏi: Đề nghị cho biết trường hợp tài sản bị chôn, giấu, vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy thì xử lý như thế nào?