I. Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp tỉnh hòa bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Ngày 28/12/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 3118/QĐ-UBND, phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chính:

1. Quy hoạch phát triển sản xuất lúa:

* Đến năm 2020, diện tích gieo trồng lúa đạt 36.330 ha (lúa xuân 15.060 ha; lúa mùa 21.270 ha) năng suất lúa bình quân 58,60 tạ/ha; sản lượng đạt trên 212.897 tấn; Tập trung xây dựng vùng thâm canh trọng điểm lúa, quy mô 8.000 ha, năng suất bình quân đạt 62 tạ/ha phát triển tại các vùng trọng điểm lúa như Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy và Yên Thủy, áp dụng tiến bộ kỹ thuật giảm tổn thất sau thu hoạch giúp tăng 15-20% năng suất; Phát triển vùng lúa chất lượng cao đạt khoảng 5.000 ha (chiếm khoảng 13,62% diện tích lúa)

* Giai đoạn 2021-2030: Dự kiến diện tích lúa cả năm đạt 34.465 ha (lúa xuân 14.285 ha; lúa mùa 20.180 ha) năng suất lúa bình quân đạt 65,24 tạ/ha; sản lượng đạt trên 224.860 tấn; Duy trì ổn định và mở rộng vùng thâm canh trọng điểm lúa, quy mô 14.000 ha năng suất bình quân đạt 68 tạ/ha đến năm 2030; vùng lúa chất lượng caođạt khoảng 9.000 ha (chiếm 26% diện tích lúa).

2. Quy hoạch phát triển cây ngô: Dự kiến trong kỳ quy hoạch đến 2020, mở rộng diện tích ngô vụ đông và ngô xuân trên đất 1 vụ khoảng 40 nghìn ha; duy trì diện tích trên 41 nghìn ha đến năm 2030. Tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất lên 46,03 tạ/ha vào năm 2020 và 58,48 tạ/ha đến năm 2030.

3. Quy hoạch phát triển sản xuất rau: khoảng 11,5 nghìn ha đến năm 2020 và khoảng 12 nghìn ha đến năm 2030, tập trung phát triển rau sạch ở vùng cao, sản xuất rau an toàn ở khu vực gần đô thị và các khu công nghiệp.

4. Quy hoạch phát triển sản xuất cây mía: Giai đoạn đến năm 2020 khoảng 9.500 ha, ( mía ăn tươi khoảng 6.500 ha, mía nguyên liệu khoảng 3.000 ha); Giai đoạn đến năm 2030 khoảng 10.000 ha (mía ăn tươi khoảng 6.500 ha, mía nguyên liệu khoảng 3.500 ha), trồng tập trung tại các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy.

5. Quy hoạch phát triển sản xuất cây ăn quả: Cây ăn quả có múi đến năm 2020 trên 12,1 nghìn ha (trên 4.000 ha đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm hay được chứng nhận VietGAP, GAP), đến năm 2030 trên 17,7 nghìn ha và mở rộng diện tích đáp ứng đủ điều kiện an toàn thực phẩm 60% diện tích. Tập trung ở các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lương Sơn và Yên Thủy.

Cây Nhãn diện tích khoảng 3.000 ha, tập trung ở một số huyện như Kim Bôi, Mai Châu, Lương Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy; Cây Na diện tích khoảng 1.000 ha tập trung ở một số huyện như Kim Bôi, Lương Sơn, Kỳ Sơn, TP Hòa Bình, Lạc Sơn, Lạc Thủy; Cây Chuối diện tích trồng khoảng 2.500 – 3000 ha, tập trung ở một số huyện như Lạc Thủy, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn và Tân Lạc.

6. Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi.

* Giai đoạn 2017 – 2020: Các chỉ tiêu tổng đàn: Trâu 120 nghìn con; bò 90 nghìn con; lợn 450 nghìn con; dê 60 nghìn con; gia cầm 8,0 triệu con; Ong 60 nghìn đàn; Sản lượng: Thịt hơi các loại đạt khoảng 150 nghìn tấn; sản lượng sữa 600 tấn; sản lượng trứng: 118 triệu quả.

*Giai đoạn 2020 – 2030: Các chỉ tiêu tổng đàn: Trâu 130 nghìn con; bò 140 nghìn con; lợn 700 nghìn con; dê 90 nghìn con; gia cầm 10,5 triệu con; Ong 90 nghìn đàn; Sản lượng: Thịt hơi các loại đạt khoảng 300 nghìn tấn; sản lượng sữa 700 tấn; trứng: 200 triệu quả.

7. Quy hoạch phát triển ngành lâm nghiệp.

Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp đến năm 2020 là 298.013 ha, (đất rừng tự nhiên 140.956,16 ha; đất có rừng trồng 84.511,8 ha; đất chưa có rừng 72.545.04 ha); Duy trì độ che phủ của rừng trên 51%.

8. Quy hoạch phát triển ngành thủy sản.

Quy hoạch nuôi ao hồ nhỏ dự kiến đến năm 2020 diện tích 1.850 ha, sản lượng đạt 4.810 tấn, đến năm 2030 diện tích 1.900 ha, phát triển mạnh tại vùng Yên Bồng, Khoan Dụ, Phú Thành, Thanh Nông của huyện Lạc Thủy; Vùng Nhuận Trạch, Cư Yên, Liên Sơn của huyện Lương Sơn; Vùng Mai Hạ, Mai Hịch, Tân Sơn huyện Mai Châu. Các đối tượng nuôi chính như: cá Bỗng, Lăng chấm, Rô phi đơn tính, Trê phi, Ba ba và Ếch...

Quy hoạch nuôi trên hồ chứa dự kiến đến năm 2020 diện tích 1.070 ha, sản lượng đạt 1.601 tấn, đến năm 2030 diện tích 1.100 ha, sản lượng đạt 1.980 tấn; tập trung ở một số hồ chứa lớn như hồ Sông Đà, hồ Trọng, hồ Đồng Chanh, , hồ Cạn Thượng... đối tượng nuôi chính như: Trắm, trôi, mè, rô phi đơn tính, chim trắng, trắm đen, nheo Mỹ, cá Lăng vàng…

9. Định hướng vùng sản xuất tập trung loại sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

Vùng trồng trọt tập trung: Vùng lúa đầu tư thâm canh tại các huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy và Yên Thủy; Vùng sản xuất ngô tại các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn, Yên Thủy; Vùng sản xuất rau an toàn bố trí ở huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Thủy và thành phố Hoà Bình; Vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung tại các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn và Yên Thủy...

Vùng chăn nuôi tập trung: Đối với chăn nuôi lợn bản địa tập trung tại huyện Đà Bắc, một số trang trại tại thành phố Hòa Bình; Đối với chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp tập trung phát triển theo vùng chăn nuôi theo quy hoạch nằm trên trục đường Hồ Chí Minh: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy; Gà thả vườn, đồi tập trung phát triểntại huyện Lạc Thủy, Lạc Sơn, mở rộng sang các huyện Yên Thủy, Kim Bôi, Lương Sơn, Tân Lạc, Kỳ Sơn; Gà công nghiệp: Tăng quy mô đàn trong các trang trại, gia trại tại các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn; Xây dựng các mô hình chăn nuôi dê ở các huyện Lạc Thủy, Kim Bôi, Yên Thủy; Lương Sơn.

Vùng sản xuất kinh doanh rừng gỗ lớn: Quy hoạch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với tổng diện tích 21.220 ha gồm 06 huyện: Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn, Tân Lạc, Lương Sơn. Trong đó: Diện tích chuyển hóa từ trồng gỗ nhỏ 14.631 ha (huyện Kim Bôi: 2934 ha, Lạc Thủy 3040 ha, Yên Thủy 1854 ha, Lạc Sơn 2634 ha, Tân Lạc 956 ha, Lương Sơn 3213 ha); Diện tích trồng mới rừng gỗ lớn: 1.935 ha (huyện Lạc Thủy 582 ha, Yên Thủy 398 ha, Lạc Sơn 242 ha, Tân Lạc 217 ha, Lương Sơn 496 ha); Diện tích trồng lại rừng gỗ lớn: 4.654 ha (huyện Kim Bôi: 969 ha, Lạc Thủy 569 ha, Yên Thủy 816 ha, Lạc Sơn 771 ha, Tân Lạc 808 ha, Lương Sơn 721 ha)

Vùng nuôi cá lồng tập trung trên hồ Hoà Bình: Vùng nuôi cá lồng tập trung tại Suối Rút xã Phúc San, xã Tân Sơn, xã Tân Dân huyện Mai Châu; tại xã Thung Nai, Bình Thanh huyện Cao Phong; xã Ngòi Hoa huyện Tân Lạc; Thành phố Hòa Bình, Khu Suối Ké xã Hiền Lương, vùng xã Tiền Phong, Vầy Nưa, Yên Hòa huyện Đà Bắc với các đối tương nuôi: cá Tầm, Chiên, Lăng, Ngạnh, cá Bỗng, Trắm Đen, Diêu hồng, Trắm cỏ, Nheo mỹ, Diêu hồng…

II. Dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh hòa bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày 28/12/2018, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định 3119/QĐ-UBND, phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chính:

* Đến năm 2025: Quy hoạch các vùng rừng, vùng có dược liệu tự nhiên trọng điểm để bảo tồn nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị, nguy cơ bị tuyệt chủng cao để phát triển bền vững trong tự nhiên, lựa chọn và khai thác hợp lý 10 loài dược liệu chính, đạt khoảng 8.000-9.000 ha dược liệu/năm, cụ thể đến năm 2025 diện tích quy hoạch khoảng 8.600ha dự kiến, huyện Mai Châu 700 ha; huyện Cao Phong 700ha; huyện Tân Lạc 1.200ha; Tp Hòa Bình 400ha; huyện Lạc Sơn 800ha; huyện Đà Bắc 700ha; huyện Kim Bôi 800ha; huyện Yên Thủy 1.000ha; huyện Lạc Thủy 1.000ha; huyện Lương Sơn 800ha; huyện Kỳ Sơn 500ha...với các cây dược liệu chính: xạ đen, xạ vàng, ba kích, củ mài, cúc hoa, địa liền, đinh lăng, gấc, giảo cổ lam, gừng, hòe, hồi, hương nhu trắng, nghệ đen, quế, sả, sa nhân tím, tỏi tía, trinh nữ hoàng cung, ý dĩ, mã tiền...

Quy hoạch xây dựng 04 vườn bảo tồn; Các khu bảo tồn Hang Kia, Phu Canh, Thượng Tiến, Ngọc Sơn là nơi tập trung, bảo tồn, trồng mới nhiều loài cây thuốc được thu thập ở các địa phương khác nhau, đại diện cho vùng khí hậu đặc trưng để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu. Phấn đấu đến năm 2025 bảo tồn được 70% và năm 2030 là 100% tổng số loài dược liệu đặc trưng của Hòa Bình.

Quy hoạch 4 Vườn ươm cung cấp giống dược liệu cho nhu cầu trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn tại 4 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn.

* Đến năm 2030: Quy hoạch và mở rộng diện tích vùng trồng cây dược liệu hàng hóa đạt 15.000 ha, sản lượng đạt khoảng 80 - 120 nghìn tấn/năm. Trong đó: Chuyển đổi 5.000 ha đất trồng cây hàng năm sang sản xuất cây dược liệu hàng hóa và 10.000 ha đất rừng kết hợp trồng cây dược liệu, từng bước tăng giá trị sử dụng đất của vùng quy hoạch; Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đầu 100% sản lượng cây dược liệu được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ và chế biến sản phẩm, từng bước tạo đầu ra ổn định trên thị trường.

Trên 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).

III. Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh hòa bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Ngày 28/12/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 3117/QĐ-UBND, phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chính:

* Đến năm 2020: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng bình quân 7%/năm; đến năm 2020, giá trị sản xuất ước đạt 4 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.

Mức tăng trưởng số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi hàng năm đạt khoảng 5,3%/năm; đưa tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi hàng hóa tập trung và trang trại, gia trại trên 35% tổng đàn vào năm 2020

Các chỉ tiêu tổng đàn: Trâu 120 nghìn con; bò 90 nghìn con; lợn 450 nghìn con; dê 60 nghìn con; gia cầm 8,0 triệu con; Ong 60 nghìn đàn.

Sản lượng: Thịt hơi các loại đạt khoảng 150 nghìn tấn; sản lượng sữa 600 tấn; sản lượng trứng: 118 triệu quả.

* Đến năm 2030: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt mức tăng trưởng bình quân 7,5%/năm; đến năm 2030, giá trị sản xuất ước đạt khoảng 9 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 35% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

Mức tăng trưởng số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi hàng năm đạt khoảng 5,8%/năm; đưa tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi hàng hóa tập trung và trang trại, gia trại trên 45% tổng đàn vào năm 2030.

Các chỉ tiêu tổng đàn: Trâu 130 nghìn con; bò 140 nghìn con; lợn 700 nghìn con; dê 90 nghìn con; gia cầm 10,5 triệu con; Ong 90 nghìn đàn.

Sản lượng: Thịt hơi các loại đạt khoảng 300 nghìn tấn; sản lượng sữa 700 tấn; trứng: 200 triệu quả,

Bảng Quy mô phát triển đàn vật nuôi đến năm 2020 định hướng đến2030

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Năm 2025

Năm 2030

 

Tổng đàn vật nuôi

Nghìn con

10.423

11.872

I

Tổng đàn Gia súc

Nghìn con

890

1060

1

Đàn Trâu

Nghìn con

125

130

2

Đàn Bò

Nghìn con

115

140

3

Đàn Dê

Nghìn con

75

90

4

Đàn Lợn

Nghìn con

575

700

II

Đàn gia cầm

Nghìn con

9250

10.500

III

Đàn gia súc khác

Nghìn con

190

200

IV

Gia cầm khác

Nghìn con

13

16

V

Ong

Nghìn đàn

75

90

VI

Động vật khác

Nghìn con

5

6

Bảng Dự kiến quy mô phát triển một số đàn vật nuôi chính của tỉnh đến năm 2020 định hướng đến2030 (đơn vị tính: Nghìn con)

TT

Nội dung

Đàn Trâu

Đàn Bò

Đàn Lợn

Gia cầm

Đàn Dê

Năm
2020

Năm
2030

Năm
2020

Năm
2030

Năm 2020

Năm 2030

Năm 2020

Năm 2030

Năm 2020

Năm 2030

 

Tổng

120

130

90

140

450

700

8.000

10.500

60

90

1

Tp Hòa Bình

1,7

1,6

3

5

13

20

250

400

1

1

2

Đà Bắc

8,4

9

9

12

23

30

400

600

8

14

3

Mai Châu

6,7

7,2

14

18

21

30

300

500

4

6

4

Kỳ Sơn

4,2

4,3

4

7

23

35

300

500

3

5

5

Lương Sơn

9,5

9,5

7

12

80

130

1.650

1.850

8

12

6

Cao Phong

8

8,2

2

4

20

35

300

450

2

2

7

Kim Bôi

21

23

8

15

60

90

900

1.100

6

8

8

Tân Lạc

20,5

22

10

15

50

70

700

900

5

7

9

Lạc Sơn

23,5

27

19

30

80

110

1.100

1.500

4

7

10

Lạc Thủy

6,5

7,2

6

10

40

75

1.300

1.700

9

15

11

Yên Thủy

10

11

8

12

40

75

800

1.000

10

13

* Quy hoạch cơ sở sản xuất giống: Giống trâu: Bình tuyến, chọn lọc và cải tạo đàn trâu tại các huyện Kim Bôi, Đà Bắc, Tân Lạc Mai Châu; Giống bò:Cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo với quy mô dự án 10,000 con trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020 và 15,000 con vào năm 2030, bố trí tại mỗi huyện 01 tổ thụ tinh nhân tạo để đẩy nhanh quá trình cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò trong tỉnh; Giống lợn: Đầu tư nâng cấp trại giống cấp ông bà của Công ty giống Hòa Bình và đầu tư 2 cơ sở lợn giống cấp bố mẹ cho hai huyện Lương Sơn và Tân Lạc, đáp ứng nhu cầu con giống mỗi năm cần khoảng 175 - 190 nghìn con; Giống gia cầm: Đầu tư nâng cấp trại giống của Công ty giống Hòa Bình thành trại giống gia cầm cấp ông bà và trại gà giống Yên Thủy, đầu tư 07 cơ sở gà giống cấp bố mẹ cung cấp gà giống thương phẩm cho nhu cầu phát triển chăn nuôi hàng năm trên địa bàn 11 huyện và thành phố.

* Quy hoạch, xây dựng hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (GMGSGC) giai đoạn từ nay đến năm 2020: 03 Cơ sở GMGSGC tập trung bán công nghiệp (loại II); 09 Cơ sở GMGSGC tập trung theo phương thức truyền thống (loại III); Đảm bảo được 60-70% nhu cầu thịt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trên địa bàn tỉnh và một phần xuất ra ngoài tỉnh.

Đến năm 2030: Xây dựng được 1 cơ sở GMGSGC quy mô công nghiệp tại huyện Lương Sơn; Xây dựng và mở rộng 10 cơ sở GMGSGC tập trung bán công nghiệp (loại II); Xây dựng và mở rộng 16 cơ sở GMGSGC tập trung theo phương thức truyền thống loại III; Đảm bảo được 80-90% nhu cầu thịt đảm bảo ATVSTP trên địa bàn tỉnh và một phần lớn đáp ứng thị trường bên ngoài tỉnh

IV. Dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất mía tỉnh hòa bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Ngày 28/12/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 3116/QĐ-UBND, phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất mía tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chính:

* Đến năm 2020: Mía ăn tươi: Duy trì diện tích khoảng 6.500 ha (2.900 ha mía tím và 3.600 ha mía trắng ép nước) tại các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Sơn; Mía nguyên liệu: Bố trí khoảng 3000 ha, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho Công ty mía đường Hòa Bình, với khối lượng 2.000 tấn mía cây/ngày (200.000 tấn mía cây/năm).

* Đến năm 2030: Mía ăn tươi: Duy trì diện tích khoảng 6.500 ha (2.900 ha mía tím và 3.600 ha mía trắng ép nước) tại các vùng trọng điểm mía ăn tươi của tỉnh; Mía nguyên liệu bố trí khoảng 3500 ha, với khối lượng 3.000 tấn mía cây/ngày (300.000 tấn mía cây/năm).

BảngQuy hoạch đất trồng mía tỉnh phân theo địa phương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (đơn vị tính: ha).

STT

Địa điểm

Đến năm 2020

Đến năm 2030

 

Tổng

9.500

10.000

1

TP. Hòa Bình

200

200

2

Kỳ Sơn

300

300

3

Lương Sơn

100

100

4

Cao Phong

2.500

2.500

5

Kim Bôi

800

800

6

Tân Lạc

1.800

2.000

7

Lạc Sơn

2100

2300

8

Yên Thuỷ

1.700

1.800

Trong đó Quy hoạch đất trồng mía nguyên liệu

 

Tổng

3.000

3.500

1

Tân Lạc

800

1.000

2

Lạc Sơn

1300

1.500

3

Yên Thuỷ

900

1.000

Trong đó Quy hoạch đất trồng mía ăn tươi

 

Tổng

6.500

6.500

1

TP. Hòa Bình

200

200

2

Kỳ Sơn

300

300

3

Lương Sơn

100

100

4

Cao Phong

2.500

2.500

5

Kim Bôi

800

800

6

Tân Lạc

1.000

1.000

7

Lạc Sơn

800

800

8

Yên Thuỷ

800

800

 


Các tin khác


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục