(HBĐT) - Ban Giám khảo (BGK) cuộc thi tìm hiểu lịch sử tỉnh Hòa Bình 130 năm xây dựng và phát triển vừa hoàn thành việc chấm bài dự thi. Có thể khẳng định, cuộc thi đã thành công ngoài mong đợi. Điều đó thể hiện từ việc thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân trong, ngoài tỉnh tham gia, chất lượng bài thi và hiệu quả của cuộc thi.

 

Số bài dự thi vượt chỉ tiêu

 

Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các đại biểu xem bài dự thi kèm mô hình công phu.

 

Hướng tới kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phát động cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử tỉnh Hòa Bình 130 năm xây dựng và phát triển 1886 - 2016”.

 

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện được triển khai bài bản. Các ngành thành viên BTC được phân công nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, ngành Tuyên giáo là cơ quan thường trực đã tích cực triển khai, đôn đốc, kiểm tra, khích lệ các tập thể, cá nhân suốt quá trình thực hiện. Các cơ quan thông tin đại chúng mở chuyên mục, dành nhiều thời lượng để tuyên truyền. Các cấp ủy Đảng quan tâm triển khai, xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tại đơn vị mình.

 

Nhờ đó, các tầng lớp nhân dân biết đến cuộc thi và nhiệt tình tham gia. Từ cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân đến HS-SV… Từ những cụ 85 tuổi đến những em 10 tuổi. Đáng chú ý có hàng trăm bài thi từ các tỉnh, thành lân cận như Phú Thọ, Hà Nội, Hà Nam… đến các tỉnh xa như Ninh Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang... và các đơn vị như Học viện Chính trị CAND. BTC đã nhận được 135.709 bài thi, vượt chỉ tiêu ban đầu. Trong đó, nhận thông qua các huyện, thành phố, sở, ban, ngành, đoàn thể 135.309 bài, nhận trực tiếp từ các cá nhân 400 bài. Nhiều đơn vị có số bài dự thi vượt chỉ tiêu lớn: Đảng bộ Quân sự tỉnh 12.065 bài, Công an tỉnh 2.800 bài, huyện Lạc Sơn 13.310 bài, Hội CCB tỉnh 5.267 bài.

 

Nhiều bài công phu, sáng tạo, tâm huyết

           

Theo đánh giá của BTC, BGK, trong số 135.709 bài thi, nhiều bài có sự đầu tư, chuẩn bị công phu, sáng tạo, tâm huyết, chất lượng cao từ hình thức đến nội dung. Có bài số lượng đến 1.600 trang A4 viết tay, hàng trăm bài từ 300 – 400 trang A4 trở lên. Có bài bìa được làm bằng gỗ, chạm khắc chữ vàng hay đóng bìa trang nhã kèm nơ buộc… Nhiều bài dự thi của các tác giả và nhóm tác giả thiết kế trình bày đẹp, minh họa bằng tiểu cảnh, tranh, ảnh, mô hình sinh động thể hiện tâm sức và tình cảm với mảnh đất Hòa Bình. 

 

Cụ thể như bài dự thi kèm mô hình guồng nước, cồng chiêng, con tàu tiến về phía trước, biểu tượng TP Hòa Bình… Có bài dự thi được đầu tư như một công trình cùng với bài chính hàng nghìn trang được đóng như quyển sách còn có các quyển hàng trăm trang minh họa như: Tâm ngôn, Tỉnh Hòa Bình 130 năm lịch sử qua lăng kính nghệ thuật, báo cáo kết quả điều tra xã hội học về tỉnh… Có thể kể đến bài dự thi của nhóm tác giả thuộc Học viện Chính trị CAND; tác giả Nguyễn Thị Phượng và Nguyễn Thị Thu Thủy, Công an tỉnh; Bùi Thị Thanh Huyền, Hội Khuyến học tỉnh... Ngoài trả lời đầy đủ 8 câu hỏi theo đáp án, không ít bài thi sưu tầm được nhiều tư liệu quý về lịch sử của tỉnh.

 

Hiệu quả kép

           

Tình cảm với quê hương Hòa Bình chính là động lực để cán bộ, nhân dân trong và ngoài tỉnh nhiệt tình tham gia cuộc thi. 8 câu hỏi đã khái quát tổng thể quá trình hình thành, phát triển, những giá trị văn hóa, thành tựu KT-XH nổi bật và chủ trương, định hướng, giải pháp phát triển của tỉnh qua các giai đoạn lịch sử. Đồng thời, khẳng định những đóng góp của tỉnh vào các sự kiện trọng đại của đất nước; tình cảm của Bác Hồ với tỉnh… Đặc biệt là cảm nghĩ về sự phát triển, đổi mới của quê hương Hòa Bình.

 

Thông qua cuộc thi, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh không chỉ hiểu rõ lịch sử 130 năm xây dựng và phát triển của tỉnh mà còn thêm yêu mảnh đất, con người Hòa Bình. Khơi dậy tình cảm, niềm tự hào về quê hương cũng tiếp thêm sức mạnh, ý chí xây dựng tỉnh ngày càng mạnh giàu. Từ mô hình cuộc thi, huyện Mai Châu và Lạc Thủy cũng tổ chức thi tìm hiểu lịch sử địa phương. Theo đánh giá của BTC, BGK, tính quảng bá của cuộc thi rộng chính là hình thức tuyên truyền, giáo dục lịch sử thiết thực, hiệu quả. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh một bộ phận người dân, nhất là thế hệ trẻ chưa mặn mà với việc tìm hiểu lịch sử. Ngoài ra, cuộc thi cũng có thể mở ra nhiều cơ hội trong nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư vào tỉnh… 

 

 

                                                                         Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Mô hình
Không có hình ảnh
Thực hiện Nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp của Huyện uỷ, người dân xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì (Kim Bôi) chuyển diện tích đất trồng lúa không hiệu quả sang trồng các loại cây màu có giá trị cao.
Thanh niên xã  Vũ Lâm (Lạc Sơn) tích cực hưởng ứng các hoạt động xung kích, tình nguyện góp phần xây dựng  cảnh quan  xanh - sạch - đẹp.

Đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ đi vào thực chất

(HBĐT) - Thực hiện Chị thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã thành lập bộ phận giúp việc, xây dựng quy chế làm việc, lên kế hoạch, hướng dẫn thực hiện hàng năm. Từ đó góp phần đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành phong trào thường xuyên lan tỏa trong cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) và nhân dân.

Tuổi trẻ Hòa Bình học tập và làm theo lời Bác Hồ

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị gắn với CVĐ “Tuổi trẻ Hòa Bình học tập và làm theo lời Bác”, hàng năm, Tỉnh đoàn đều ban hành kế hoạch, hướng dẫn triển khai thực hiện và tổ chức học tập theo chủ đề. Tùy từng đối tượng ĐV- TTN, các cấp bộ Đoàn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục khác nhau, như: hội thi “Kể chuyện về Bác”, xây dựng “Nhật ký làm theo lời Bác”...

Lan tỏa những cách làm hay trong làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ ở huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Đánh giá về kết quả sau 4 năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, đồng chí Hoàng Thị Tám, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Lương Sơn nhấn mạnh: Từ thực tế những cách làm hay, sáng tạo trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho thấy đã có tác động lôi cuốn, lan tỏa và ảnh hưởng xã hội sâu rộng. Có những mô hình, cách làm gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị và bám sát mục tiêu xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và trở thành phong trào lớn, thu hút nhiều người cùng làm theo.

Noi gương Bác từ những việc nhỏ nhất

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Quốc Khuyên, Bí thư Đảng ủy thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) chia sẻ: Qua học tập, quán triệt Chỉ thị số 03-CT/TW chúng tôi đã nhận thức sâu sắc đây là cơ sở để mỗi CB,ĐV soi, nhìn nhận lại bản thân để sửa chữa, khắc phục những yếu kém, hạn chế. Đồng thời thể hiện rõ trách nhiệm gương mẫu, đi đầu của CB,ĐV; đề cao tinh thần nêu gương sáng của CB,ĐV, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong việc “làm theo” ngay từ những việc nhỏ nhất.

Gặp những tấm gương tiêu biểu học tập, làm theo lời Bác ở thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hòa Bình, chúng tôi tìm gặp những tấm gương, điển hình tiến tiến học tập và làm theo lời Bác trên địa bàn. Mỗi tấm gương, việc làm của cán bộ và nhân dân thành phố thật bình dị, trong sáng, nhiều ý nghĩa với khát khao hoàn thành nhiệm vụ, chức trách được giao, nỗ lực vươn lên khắc phục hoàn cảnh, xây dựng cuộc đời thêm tươi đẹp, hạnh phúc.

Đồng Tâm - lan tỏa phong trào học tập và làm theo gương Bác

(HBĐT) - Trong 4 năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã thực hiện tốt Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện NQT.Ư 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, góp phần hoàn thành những nhiệm vụ chính trị, KT-XH, củng cố và giữ vững QP-AN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục