ĐVTN huyện Đà Bắc xây dựng quỹ “2.000 đồng vun đắp ước mơ” để giúp đỡ học sinh nghèo.

ĐVTN huyện Đà Bắc xây dựng quỹ “2.000 đồng vun đắp ước mơ” để giúp đỡ học sinh nghèo.

(HBĐT) - Hiện nay, với hơn 42% số hộ thuộc diện hộ nghèo, Đà Bắc vẫn đang nỗ lực từng bước vật lộn với cuộc chiến thoát nghèo. Trong đó, vấn đề trình độ dân trí thấp, không đồng đều đã đặt ra không ít thách thức cho địa phương. Đây cũng là khó khăn lớn nhất khi Đà Bắc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động,…

 

Do đó, ngay từ khi bắt đầu triển khai “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, huyện Đà Bắc đã xác định cần có những định hướng, lựa chọn nội dung học tập phù hợp, thu hút sự “làm theo” của đông đảo nhân dân. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Lường Văn Thi – Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đà Bắc cho biết: Thực tế triển khai “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trên địa bàn huyện Đà Bắc cho thấy, việc “học tập và làm theo” tinh thần tương thân, tương ái và tiết kiệm của Bác là thu hút được sự hưởng ứng, tham gia đông đảo của nhân dân hơn cả. Là một huyện nghèo nên trên địa bàn huyện có rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ, sự quyên góp tuy ít ỏi nhưng với phương châm “lá rách ít đùm lá rách nhiều” nên luôn đáng quý.

Trên tinh thần đáng quý đó, năm 2012, Ban CHQS huyện đã phối hợp với Huyện đoàn triển khai thực hiện kế hoạch “2.000 đồng  vun đắp ước mơ”, vận động cán bộ, chiến sỹ LLVT, ĐVTN trong huyện mỗi tháng tiết kiệm 2000 đồng để ủng hộ học sinh thuộc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn. Số tiền quyên góp được tuy không phải là một con số lớn nhưng phong trào đã mang lại một hiệu quả đặc biệt là khơi gợi được tinh thần “tương thân tương ái”, sự đoàn kết, trách nhiệm vì cộng đồng của thế hệ trẻ toàn huyện.

 

Cùng với “Ngôi nhà 2000 đồng”, huyện Đà Bắc đã xây dựng được mô hình tiết kiệm chi tiêu trong gia đình bằng hình thức nuôi lợn nhựa ở thị trấn Đà Bắc, xã Hào Lý; mô hình “Hũ gạo tình thương” ở xã Cao Sơn, Tiền Phong đã bỏ ống tiết kiệm được 41,9 triệu đồng. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ tiết kiệm mỗi tháng từ 7 – 10.000 đồng/cán bộ để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

 

Bên cạnh đó, thiết thực giúp đỡ học sinh nghèo học giỏi có điều kiện được đến trường, các tập thể, cá nhân trên địa bàn huyện đã và đang thường xuyên thực hiện việc đỡ đầu học sinh nghèo. Theo lời giới thiệu của đồng chí Bí thư Đảng uỷ thị trấn Đà Bắc, chúng tôi tìm đến căn nhà nhỏ của cô Lường Thị Qúy – Bí thư chi bộ tiểu khu Liên Phương (thị trấn Đà Bắc). Cô Quý đã chân thành chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ của mình: “Tuy kinh tế gia đình tôi chưa phải là dư dả nhưng nguồn thu từ việc phát triển kinh tế, trừ chi tiêu, mỗi tháng cũng có thể dành dụm ra chút ít. Số tiền này, tôi dùng để hỗ trợ cho các cháu học sinh hoàn cảnh khó khăn có thêm cuốn vở, manh áo để được đi học đầy đủ. Hiện nay ngoài việc hỗ trợ cho con cháu trong gia đình, dòng họ, tôi đang nhận đỡ đầu cháu Lường Văn Long (tiểu khu phố Bờ, thị trấn Đà Bắc) mỗi tháng 300.000 đồng trong 5 năm cháu học đại học. Hoàn cảnh kinh tế gia đình cháu Long khó khăn nhưng cháu ham học, học giỏi nên cố gắng giúp cháu được đến đâu, tôi sẵn lòng giúp”.

 

Cùng chung mong muốn giúp đỡ cho các em học sinh nghèo học giỏi trưởng thành, nhiều năm qua, cán bộ, chiến sĩ Ban CHQS huyện Đà Bắc đã duy trì được thường xuyên việc đỡ đầu học sinh nghèo. Ban CHQS huyện đang đỡ đầu cho em Lý Thị Mai (học sinh lớp 11A5, trường THPT Đà Bắc) và em Xa Thị Tình (lớp 6A, trường THCS Hiền Lương) với mức hỗ trợ 200.000 đồng/tháng. Hiện nay, đơn vị đang tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương và nhà trường của xã Toàn Sơn để hỗ trợ cho 2 em học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn xã. Ngoài ra, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện cũng đang nhận đỡ đầu cho 1 em học sinh xã Hào Lý có hoàn cảnh khó khăn mỗi tháng 12 kg gạo.

 

Nhìn lại chặng đường hơn 6 năm, huyện Đà Bắc triển khai thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” mà cụ thể là học tập và làm theo đức tính tiết kiệm, tinh thần tương thân, tương ái của Bác, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy nhận định: “Việc học tập và làm theo tấm gương của Bác đã và đang dần trở thành những hoạt động thường xuyên, hàng ngày của cán bộ, đảng viên, nhân dân. Từ đây, nhận thức của nhân dân đã được nâng lên, sự đoàn kết được củng cố, mọi người sống yêu thương, quan tâm và trách nhiệm hơn”.

                                                                                              

 

                                                                               Dương Liễu               

                    

Các tin khác

Quang cảnh hội nghị.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Ngô Văn Thạo truyền đạt chuyên đề phong cách quần chúng, dân chủ và nêu gương tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chi bộ Khoa học xã hội của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ với mô hình “Phong trào hũ gạo tình bạn” đã giúp đỡ nhiều học sinh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, học tập.
Không có hình ảnh

Tuổi trẻ Kim Bôi làm theo lời Bác bằng những việc làm thiết thực

(HBĐT) - “Một năm khởi đầu từ mùa xuân/ Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ/Tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”, khắc sâu lời dạy của Bác Hồ, những ngày đầu xuân Quý Tỵ 2013, trên các vùng quê của huyện Kim Bôi lại in dấu màu áo xanh tình nguyện của lực lượng ĐV-TN với những hoạt động mang nhiều ý nghĩa.

Tân Lạc: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từng bước đi vào chiều sâu

(HBĐT) - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh dần trở thành việc làm thường xuyên, là trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên và đông đảo nhân dân, nhất là đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Công tác phát hiện và nhân rộng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được chú trọng... Đó là những kết quả nổi bật của huyện Tân Lạc qua hơn một năm thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thanh niên cao phong thi đua học tập và làm theo lời Bác

(HBĐT) - Da ngăm ngăm, khuôn mặt rắn rỏi, nụ cười thân thiện... Đó là những cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi gặp Đinh Đức Chính ở xã Nam Phong, một gương mặt trẻ, năng động, tiêu biểu trong vươn lên phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội của Huyện đoàn Cao Phong. Bằng sức trẻ, nghị lực vượt khó, anh Chính đã xây dựng thành công mô hình trồng mía và cây ăn quả thu nhập cao, trừ chi phí, bình quân mỗi năm anh thu về từ 200- 300 triệu đồng.

Hợp Thịnh làm theo lời Bác bằng những việc làm cụ thể

(HBĐT) - Xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) nằm ở hạ lưu sông Đà có 13 xóm, 950 hộ dân với 5.350 nhân khẩu. Đảng bộ xã có 214 đảng viên sinh hoạt ở 17 chi bộ, trong đó có 13 chi bộ thôn, xóm, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ cơ quan. MTTQ và các tổ chức, đoàn thể có gần 2.000 hội viên, đoàn viên; số lượng cán bộ, công chức 110 người, số học sinh nhà trường 700 người. Để đẩy mạnh việc học tập và làm theo lời Bác, hàng năm, xã có khoảng 3.000 người được tuyên truyền học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở xã Vùng cao Quý Hòa

(HBĐT) - Sau gần 2 năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đến nay đã trở thành đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn và đang từng bước đi vào đời sống của mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân, góp phần tạo nên diện mạo mới của xã vùng cao Quý Hòa (Lạc Sơn) về xây dựng NTM.

Thanh niên huyện Lạc Thuỷ có nhiều mô hình hay trong học tập và làm theo lời Bác

HBĐT) - Đồng chí Lê Anh Thương, Chủ tịch UB Hội LHTN huyện Lạc Thủy cho biết: Xác định nhiệm vụ trọng tâm, tính quan trọng và giá trị tư tưởng của CVĐ “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, cán bộ, hội viên Hội LHTN các cấp trong huyện đã kế thừa truyền thống của quê hương anh hùng, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập, lao động và công tác, chủ động vượt qua mọi khó khăn, không cam chịu đói nghèo, lạc hậu, vươn lên làm giàu cho gia đình và xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục