(HBĐT) - Truyền thông nâng cao nhận thức: Biên soạn tài liệu tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, gia đình (HN-GĐ), phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS&MN; tài liệu hỏi - đáp về hôn nhân, về TH&HNCHT; tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân, dân số và gia đình; biên soạn sổ tay, tài liệu cung cấp thông tin, kiến thức về HN-GĐ; sức khỏe sinh sản.
(1) Truyền thông, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ
Tổ chức các hội nghị lồng ghép, hội thảo, tọa đàm, giao lưu văn hóa, nhằm tuyên truyền hạn chế tình trạng TH&HNCTH trong vùng đồng bào DTTS&MN. Tổ chức các hội thi tìm hiểu về pháp luật, về hôn nhân, về kết hôn TH&HNCHT.
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật tại địa phương.
Hỗ trợ, cung cấp tài liệu, sản phẩm truyền thông liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện tuyên truyền và ngăn ngừa tình trạng TH&HNCHT ở vùng đồng bào DTTS&MN…
(2) Công tác tư vấn, can thiệp lồng ghép
Tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT vùng đồng bào DTTS&MN.
(3) Duy trì và triển khai mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ TH&HNCHT cao
Thực hiện triển khai nhân rộng mô hình điểm và các mô hình chuyên đề phù hợp nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS&MN.
Địa bàn thực hiện mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ TH&HNCHT cao vùng đồng bào DTTS&MN. Số lượng, quy mô thực hiện mô hình do UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và trường học xem xét, quyết định.
Căn cứ nguồn kinh phí được giao lựa chọn các nội dung hoạt động của Mô hình cho phù hợp đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, nội dung và phương thức tổ chức, thời gian, tiến độ triển khai thực hiện: Tổ chức tập huấn thực hiện mô hình cho cán bộ và các đối tượng tham gia thực hiện mô hình. Tổ chức các hoạt động truyền thông tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở. Thành lập các điểm truyền thông, vận động; câu lạc bộ, các nhóm nòng cốt như: người có uy tín trong cộng đồng; nhóm phụ nữ; thanh niên, HS-SV người DTTS tại thôn bản, trường học để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn, can thiệp nhằm thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu TH&HNCHT. Thành lập tổ tư vấn về sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính cho các đối tượng thanh thiếu niên người DTTS. Biên soạn, in ấn, cung cấp, sản phẩm truyền thông phù hợp phục vụ với các hoạt động tuyên truyền của mô hình…
P.V (TH)
(HBĐT) - Thời gian qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) được quan tâm. Nhờ đó thu nhập của người dân được nâng lên, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.
(HBĐT) - Theo đồng chí Đỗ Thị Loan, Phó trưởng Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH), toàn tỉnh hiện có 166 cán bộ (CB) kiêm nhiệm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp và 1.125 cộng tác viên (CTV) làm công tác trẻ em (CTTE) ở thôn, xóm, tổ dân phố. Trong những năm qua, song song với việc thực hiện tốt các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với trẻ em, Sở LĐ-TB&XH luôn chú trọng bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ CB, CTV làm CTTE các cấp.
(HBĐT) - Ngày 26/11, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Đoàn thanh niên cơ quan BHXH Việt Nam, Đoàn khối các cơ quan tỉnh phối hợp tổ chức lễ trao tặng 170 thẻ BHYT với tổng giá trị hơn 68 triệu đồng cho người dân 4 xã: Xã Bắc Phong (Cao Phong), xã Thịnh Minh, Yên Mông và Hợp Thành (thành phố Hoà Bình) có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, trương trình đã trao 50 thẻ tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, 50 thẻ tại xã Thịnh Minh, 40 thẻ tại xã Hợp Thành và 30 thẻ tại Yên Mông, thành phố Hoà BìnhĐây là những xã có người dân không được nhà nước hỗ trợ thẻ BHYT do ảnh hưởng Quyết định 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc người có hoàn cảnh khó khăn.
(HBĐT) - Ngày 25/11, UBND huyện Lương Sơn tổ chức hội thi "Nâng cao công tác cải cách hành chính (CCHC) vì Nhân dân phục vụ" năm 2022. Tham dự có 11 đơn vị với hơn 50 thí sinh là cán bộ, công chức, viên chức của các xã, thị trấn trong toàn huyện.
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư khóa XI về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”, trong 10 năm qua (2012 - 2022), huyện Mai Châu đã mở 116 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, với 3.580 lao động tham gia học tập.
(HBĐT) - Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm thực hiện. Tỉnh đã triển khai thực hiện các nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức khảo sát, lựa chọn danh mục công trình chuẩn bị đầu tư kế hoạch năm 2022 thuộc Dự án phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu giai đoạn 2021 - 2025; làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tác động ảnh hưởng trước và sau khi sắp xếp đơn vị hành chính đến việc thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi đặc thù áp dụng đối với vùng KT-XH đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.