Vấn đề này UBND tỉnh có ý kiến như sau:
Trong quá trình triển khai, thực hiện Đề án "Thí điểm sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh Hòa Bình”, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có văn bản hướng dẫn cụ thể về lĩnh vực quản lý. Theo đó, có 7 sở, ban, ngành đã có văn bản, cụ thể như: Công an tỉnh có 2 văn bản; Sở Tài chính 2 văn bản; Sở TT&TT; Sở VH-TT&DL; UB MTTQ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh; Hội LHPN tỉnh hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc theo chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của các sở, ban, ngành, đoàn thể.
Để thực hiện tốt việc sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố (giai đoạn II) trên phạm vi toàn tỉnh, UBND tỉnh đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy, UB MTTQ tỉnh và các đoàn thể của tỉnh có văn bản chỉ đạo trong hệ thống tổ chức Đảng, các đoàn thể tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện tốt chủ trương sáp nhập xóm, tổ dân phố thuộc tỉnh và hướng dẫn việc giải thể, sáp nhập, thành lập chi bộ Đảng, các đoàn thể theo quy định của Điều lệ Đảng và Điều lệ các đoàn thể khi thực hiện việc giải thể, sáp nhập để thành lập xóm, tổ dân phố mới. Đồng thời chỉ đạo các sở, ban, ngành kịp thời hướng dẫn việc điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ, thủ tục hành chính liên quan đến công dân, tổ chức sau khi sáp nhập thôn, xóm, tổ dân phố mới. Cụ thể như sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục đối với quản lý và sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Công an tỉnh hướng dẫn thủ tục quản lý và sử dụng về sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân;
- Ban Dân tộc hướng dẫn quản lý và thực hiện về chế độ, chính sách đối với tổ chức, cá nhân thuộc xóm khu vực đặc biệt khó khăn 135, sáp nhập với xóm không thuộc diện đặc biệt khó khăn 135;
- Sở VH-TT&DL hướng dẫn về thực hiện các thiết chế văn hóa, quản lý, xây dựng mới nhà văn hóa, sân vui chơi… xóm, tổ dân phố;
- Sở Tài chính hướng dẫn quản lý và thực hiện về kinh phí chi trả chế độ cho những người hoạt động không chuyên trách, dôi dư do sáp nhập xóm, tổ dân phố; kinh phí triển khai thực hiện Đề án.
L.N (TH)