(HBĐT) - Ngày 14/10, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và giải pháp trong thời gian tới. Tại điểm cầu Hòa Bình, đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở ngành và các huyện, thành phố.


Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu của tỉnh.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ vai trò và tầm quan trọng của rừng; một số tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thời gian qua; đồng thời, nêu một số vấn đề để các bộ, ngành và địa phương tham gia thảo luận, góp ý nhằm tăng cường biện pháp; hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong thời gian tới.Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, theo thống kê công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016, tổng diện tích có rừng trên 14,3 triệu ha, tăng trên 300 nghìn ha so với năm 2015. Độ che phủ rừng đạt 41%, tăng 0,35% so với năm 2015. Giá trị lâm nghiệp tăng bình quân 6,75%/năm trong giai đoạn 201-2016 so với 5,03%/năm trong giai đoạn 2010-2012. Sản lượng gỗ rừng trồng tăng hơn 3,3 lần, từ 5,6 triệu m3 năm 2011 lên 17,3 triệu m3năm 2016. Dịch vụ môi trường rừng trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng, giảm áp lực chi ngân sách, hàng năm thu từ 1.200-1.300 tỷ đồng, chi trả cho trên 5,4 triệu ha rừng, năm 2017 ước thu khoảng 1.650 tỷ đồng. Các vụ vi pham pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đã giảm. Trong 9 tháng năm 2017, cả nước phát hiện trên 13.000 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 21% số vụ, giảm 71% diện tích rừng bị thiệt hại so với cùng kỳ 2016.

Tại hội nghị, đại diện nhiều địa phương đã tham luận về thực trạng và đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là đối với khu vực Tây Nguyên, với nỗ lực của các cấp, các ngành, độ che phủ rừng của Việt Nam đã được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước; công tác quản lý bảo vệ rừng đã có nhiều chuyển biến rõ nét với sự vào cuộc tích cực của toàn xã hội, nhất là chủ trương xã hội hóa về rừng, nâng cao sinh kế thu nhập cho người dân.

Thủ tướng đề nghị xác định trách nhiệm cụ thể của cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương, trách nhiệm người đứng đầu trong quản lý, bảo vệ rừng. Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành bám sát chỉ tiêu đạt độ bao phủ, phát triển rừng đến năm 2020 đạt 42%. Định hướng 3 chủ trương lớn đối với nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm đóng cửa rừng, không thai thác gỗ rừng tự nhiên, coi đây là hành động nhất quán của các cấp, các ngành. Kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng, trong đó tạm dừng chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên nghèo sang trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp, xây dựng thủy điện nhỏ kể cả các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa thực hiện. Cùng với đó là không cải tạo rừng nghèo kiệt khi chưa đánh giá có cơ sở khoa học, không chuyển mục đích sử dụng rừng ven biển, không chuyển rừng đặc dụng sang rừng phòng hộ để sản xuất.

Về nhiệm vụ của các địa phương, Thủ tướng yêu cầu chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật và công khai kết quả để toàn xã hội giám sát. Đặc biệt là kiểm điểm xử lý nghiêm chủ rừng, bảo vệ rừng; ngăn chặn, ngăn ngừa hành vi phá rừng, các trường hợp thiếu trách nhiệm. Kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng phá rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng không đúng quy định. Thủ tướng cũng chỉ đạo giải quyết tốt tình trạng di dân tự do, nhất là ở khu vực Tây nguyên; tổ chức tốt chính sách chi trả môi trường rừng; khẩn trương rà soát, giao, cho thuê diện tích rừng lâm nghiệp. Kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với các dự án kinh tế - xã hội không chấp hành nghĩa vụ trồng rừng thay thế và chi trả nghĩ vụ môi trường rừng, nhất là ở Tây Nguyên.


                                                                                  Đinh Thắng

 



Các tin khác

Không có hình ảnh

Phường Chăm Mát (TP Hoà Bình): Lún nứt nghiêm trọng, hơn 10 hộ gia đình có nguy cơ mất nhà

(HBĐT) - Do ảnh hưởng mưa lũ trong những ngày vừa qua, đêm ngày 11 và rạng sáng ngày 12/10, tại địa bàn tổ 4 và 5 phường Chăm Mát (TP Hoà Bình) đã xảy ra tình trạng lún sụt và có dấu hiệu trượt đất, các mảng tường nhà nhiều hộ gia đình dần tách ra xa nhau khắp bốn phía.

41 người chết, mất tích và bị thương do lũ cuốn, sạt lở đất

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT & TKCN, tính đến 15h ngày 12/10, toàn tỉnh đã có tổng số 41 người chết, mất tích và bị thương. Trong đó, số người chết và mất tích là 32 người, đã tìm thấy 17 thi thể nạn nhân, 9 người bị thương.

Tuyến đường quốc lộ 6 bị ách tắc do nước đang cao gây ngập lụt đoạn qua huyện Mai Châu

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày mùng 9 đến 11/10 trên địa bàn huyện Mai Châu đã có mưa to đến rất to, lượng mưa đo được là 382mm làm thiệt hại về người và tài sản.

Lạc Thuỷ: 869 hộ dân ở 10/15 xã, thị trấn bị ngập trong nước lũ

(HBĐT) - Trong những ngày qua, trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ liên tục có mưa to cộng với nước lũ trên sông Bôi dâng cao. Do vậy, đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hàng trăm hộ dân trên địa bàn huyện.

Thuỷ điện Hoà Bình đóng liên tiếp 4 cửa xả lũ.

(HBĐT)- Theo ông Đặng Trần Công – Chánh Văn phòng Công ty thủy điện Hòa Bình cho biết, trong thời gian sáng nay (12/10), Nhà máy đã liên tiếp đóng 4 cửa xả đáy hiện chỉ còn duy trì 3 cửa xả.

Lao đao vùng hạ lưu thuỷ điện Hoà Bình

(HBĐT) - Rạng sáng ngày 11/10, Thuỷ điện Hoà Bình xả lũ, cao điểm có lúc đến 8 cửa xả đáy đã làm cho người dân vùng hạ lưu Thuỷ điện Hoà Bình thiệt hại nặng nề. Cùng với đó, áp thấp nhiệt đới khiến lượng mưa nhiều, dài ngày làm cho một số nơi sạt lở đất đá từ trên đồi cao xuống khiến nhiều hộ dân mất mát tài sản đáng kể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục