Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, 4 giờ ngày 1/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 560km về phía ĐôngBắc.

 


Người dân với trang phục áo ấm đi trên cầu Long Biên (Hà Nội). (Ảnh: Danh Lam/TTXVN)

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-100 km/giờ), giật cấp 12. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 230km tính từ vùng tâm bão.

Dự báo từ 4 giờ ngày 1/11 đến 4 giờ ngày 2/11, bão di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 4 giờ ngày 2/11, vị trí tâm bão ở khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, cách Đài Loan khoảng 440km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/giờ), giật cấp 12. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 220km tính từ vùng tâm bão.

Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển Đông Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 12; biển động rất mạnh.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (vùng gió mạnh cấp 6 trở lên), phía Bắc vĩ tuyến 16,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 114,0 độ Kinh Đông.

Từ 4 giờ ngày 2/11 đến 4 giờ ngày 3/11, bão di chuyển theo hướng Bắc Đông Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 4 giờ ngày 3/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 22,3 độ Vĩ Bắc; 117,4 độ Kinh Đông, cách Đài Loan khoảng 310km về phía Tây Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60 km/giờ), giật cấp 9.

Từ 4 giờ ngày 3/11 đến 4 giờ ngày 4/11, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 4 giờ ngày 4/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 23,4 độ Vĩ Bắc; 118,6 độ Kinh Đông, cách Đài Loan khoảng 170km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất gần trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ).

Cấp độ rủi ro thiên tai ở khu vực Đông Bắc Biển Đông là cấp 3.

Ngày và đêm 1/11, phía Tây Bắc Bộ, ít mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời rét. Độ ẩm từ 45-94%. Nhiệt độ thấp nhất từ 16-19 độ C, có nơi dưới 16 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 26-29 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ, ít mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời rét. Độ ẩm từ 40-90%. Nhiệt độ thấp nhất từ 17-20 độ C, vùng núi 14-17 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 26-29 độ C.

Thủ đô Hà Nội, ít mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời rét. Độ ẩm từ 40-87%. Nhiệt độ thấp nhất từ 17-20 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 27-30 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế, mây thay đổi, ngày nắng, đêm có mưa vài nơi. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Độ ẩm từ 50-92%. Nhiệt độ thấp nhất từ 18-21 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 27-30 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, mây thay đổi, ngày nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Độ ẩm từ 50-92%. Nhiệt độ thấp nhất từ 21-24 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 29-32 độ C.

Tây Nguyên, mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời rét. Độ ẩm từ 45-90%. Nhiệt độ thấp nhất từ 15-18 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 27-30 độ C.

Nam Bộ, mây thay đổi, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Độ ẩm từ 54-94%. Nhiệt độ thấp nhất từ 22-25 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 30-33 độ C./.

 

TheoVietNamPlus

Các tin khác


Nuông Dăm còn nhiều khó khăn trong hành trình xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Là xã miền núi với xuất phát điểm thấp, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, do đó khi bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Nuông Dăm (Kim Bôi) gặp nhiều khó khăn, bởi các tiêu chí về đầu tư xây dựng hạ tầng đòi hỏi nguồn lực đầu tư lớn mà sự hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế. Tính đến hết tháng 7/2018, xã Nuông Dăm mới đạt 8/19 tiêu chí NTM. Các tiêu chí còn lại đang được xã nỗ lực thực hiện.

Siêu bão giật trên cấp 17 gần Biển Đông

Trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương đang có một siêu bão hoạt động mạnh có tên quốc tế là Yutu.

Nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy

(HBĐT) -Trong 4 năm gần đây (2014 - 2018), trên địa bàn tỉnh xảy ra 104 vụ cháy , trong đó có 81 vụ cháy tài sản, 23 vụ cháy rừng, làm 5 người chết, 33 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 30 tỷ đồng và 32,68 ha rừng. Các vụ cháy phần lớn xảy ra ở khu vực thành thị và lĩnh vực kinh tế tư nhân, nơi thường có nhà dân, các cơ sở sản xuất chứa nhiều nguyên, vật liệu, hàng hóa dễ cháy. Nguyên nhân chủ yếu do sự cố điện, sơ xuất, bất cẩn trong sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt. Nhìn chung, các vụ việc xảy ra đều được tổ chức cứu chữa hiệu quả, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Các doanh nghiệp ở khu công nghiệp chú trọng đảm bảo công tác an toàn vệ sinh lao động

(HBĐT) - Theo đánh giá của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (BQL các KCN), các doanh nghiệp KCN tuân thủ khá nghiêm túc các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn lao động (VSATLĐ) và phòng - chống cháy nổ (PCCN), tích cực chăm lo đến người lao động. Từ đó đã đi vào hoạt động ổn định, hoàn thành các kế hoạch, mục tiêu đề ra, góp phần tích cực nộp ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Xã Thanh Nông (Lạc Thủy): Nỗi lo ngập úng ở thôn Đồi và thôn Vai

(HBĐT) -Một số đoạn trên sông Thanh Hà bị chặn gây tình trạng ngập úng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của hàng trăm hộ dân ở thôn Đồi và thôn Vai, xã Thanh Nông (Lạc Thủy). Nếu không sớm có biện pháp khắc phục, bà con lo lắng vào mùa vụ, những bông lúa chưa đến kỳ giáp hạt đã bị nhấn chìm trong biển nước khi lũ tiểu mãn đến.

53 lao động được huấn luyện, sát hạch cấp thẻ an toàn điện

(HBĐT) -Sở Công Thương tỉnh vừa tổ chức huấn luyện, sát hạch cấp thẻ an toàn điện cho 53 người lao động làm công việc vận hành, sửa chữa điện tại các đơn vị quản lý điện nông thôn trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục